Nguy hại khi đánh bắt “cá tự nhiên” làm thức ăn cho “cá nuôi”

Thực trạng đánh bắt cá tự nhiên để là thức ăn cho cá nuôi, đang diễn ra ở nhiều địa phương nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung, đây là cách làm phổ biến và tưởng vô hại. Thế nhưng, về lâu về dài hoạt động này lại ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước nghiêm trọng.

Cá nuôi lồng bè
Ngày nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các loài cá nuôi trở nên phổ biến và đa dạng

Suy giảm nguồn lợi tự nhiên 

Suy giảm nguồn lợi tự nhiên chính là mối nguy hại đầu tiên của hoạt động bắt “cá tự nhiên”, làm thức ăn cho “cá nuôi”. Một khi diễn ra hoạt động khai thác quá mức, để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản. Các loài cá tự nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái, suy giảm số lượng cá tự nhiên. 

Nhiều loài cá nhỏ và động vật phù du là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài cá lớn hơn và các sinh vật biển khác. Việc đánh bắt quá mức các loài này sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi thức ăn, làm suy yếu hệ sinh thái biển và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá lớn. 

Bên cạnh đó, việc đánh bắt cá tràn lan, không chọn lọc sẽ làm giảm đa dạng sinh học biển, đe dọa sự tồn tại của nhiều loài quý hiếm và có giá trị. Không những làm mất đi sự phong phú của hệ sinh thái biển mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản và các ngành kinh tế liên quan. 

Áp lực lên môi trường 

Các hoạt động đánh bắt cá, đặc biệt là sử dụng các phương pháp hủy diệt như chất nổ, điện, hoặc kéo lưới đáy biển, có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng cho môi trường sống dưới nước. Hoạt động này có thể phá hủy các rạn san hô, các hệ sinh thái đáy biển, và các cấu trúc sinh thái khác, dẫn đến mất mát nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. 

Quá trình đánh bắt và chế biến cá có thể tạo ra ô nhiễm môi trường biển. Việc xả thải các chất độc hại, dầu mỡ, và các sản phẩm phụ khác từ quá trình chế biến có thể làm ô nhiễm nước biển, gây hại cho hệ sinh thái biển và ảnh hưởng đến sức khỏe của các loài sinh vật biển. Ngoài ra, các hoạt động khai thác không kiểm soát có thể dẫn đến tích tụ các chất ô nhiễm trong cá, làm giảm chất lượng cá nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu  

Cá tự nhiên được đánh bắt để làm môi cho cá nuôi lồng

Nguy cơ dịch bệnh 

Cá tự nhiên có thể mang các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. Khi được sử dụng làm thức ăn cho cá nuôi, những mầm bệnh này có thể lây lan sang cá nuôi, gây ra các bệnh dịch lớn trong các trang trại nuôi trồng thủy sản. Dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, làm giảm sản lượng và chất lượng cá nuôi, cũng như tăng chi phí cho việc kiểm soát và điều trị bệnh. 

Mặt khác, một số loài cá tự nhiên có thể tích lũy các chất độc hại từ môi trường, bao gồm kim loại nặng như thủy ngân, cadimi, và chì, cũng như các chất hữu cơ độc hại như dioxin và PCB (polychlorinated biphenyls). Khi cá tự nhiên được sử dụng làm thức ăn cho cá nuôi, những chất độc hại này có thể tích lũy trong cá nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu dùng. Việc tiêu thụ cá nuôi chứa chất độc hại có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, các vấn đề về hệ thần kinh và thậm chí là ung thư. 

Phát triển kinh tế không bền vững 

Khi nguồn cá tự nhiên trở nên ngày càng khan hiếm do khai thác quá mức, giá thành của cá tự nhiên sẽ tăng lên. Như vậy, chi phí sản xuất thức ăn cho cá nuôi cũng tăng, làm gia tăng chi phí toàn bộ quy trình nuôi trồng thủy sản. Hệ quả là giá thành sản phẩm cuối cùng tăng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường và sức mua của người tiêu dùng. 

Nuôi cáNên sử dụng các loại thức ăn viên công nghiệp để nuôi cá 

Sự cạn kiệt của nguồn cá tự nhiên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho ngành nuôi trồng thủy sản. Có thể gây ra mất cân đối cung cầu trên thị trường, với nguồn cung cá nuôi không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Kết quả là giá cá nuôi có thể tăng cao, làm giảm khả năng tiếp cận của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành.

Dựa vào nguồn cá tự nhiên để làm thức ăn cho cá nuôi là một chiến lược không bền vững về dài hạn. Khi nguồn tài nguyên này bị suy giảm hoặc cạn kiệt, ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tìm kiếm các nguồn thay thế, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các công nghệ nuôi trồng mới, cũng như cải thiện quy trình sản xuất để giảm chi phí và tăng cường hiệu quả. 

Sự biến động của giá cả và nguồn cung cá tự nhiên có thể tạo ra rủi ro lớn cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong ngành nuôi trồng thủy sản. Những biến động này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự ổn định kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Để giải quyết các vấn đề này, ngành nuôi trồng thủy sản phải đưa ra giải pháp để tìm kiếm các nguồn thức ăn thay thế, như thức ăn từ thực vật, côn trùng, hay các sản phẩm từ nông nghiệp, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn lợi cá tự nhiên và bảo vệ môi trường. 

Đăng ngày 31/07/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:24 09/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 11:24 09/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 11:24 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 11:24 09/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 11:24 09/09/2024
Some text some message..