Những sự thật thú vị về giấc ngủ của loài cá

Dù không thể nhắm mắt lại, nhưng những chú cá sống dưới nước vẫn có thể ngủ hay thậm chí là còn có thể mơ. Ở mỗi loại cá khác nhau, chúng sẽ có cách ngủ và thời điểm ngủ không giống nhau.

Cá heo
Loài cá có thể ngủ dưới nước dù không nhắm mắt lại

Loài cá ngủ ở dưới nước như thế nào? 

Hầu như tất cả sinh vật sống trên Trái Đất đều cần có một giấc ngủ để hồi phục cơ thể sau thời gian hoạt động. Tuy nhiên, loài cá thì không có mí mắt giống như con người nên việc chúng ngủ như thế nào đến nay vẫn là một điều bí ẩn đối với không ít người. 

Trên thực tế, những chú cá vẫn dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để ngủ. Chẳng hạn, có những loài cá ngủ vào ban ngày và chỉ thức dậy vào ban đêm; trong khi số khác lại ngủ vào ban đêm và thức ban ngày. 

Để nhận biết một chú cá đang ngủ không quá khó, nếu quan sát thấy chúng không hoạt động trong một thời gian dài và ở trong một tư thế nghỉ (có thể là chiếc đuôi rũ xuống) thường ở dưới đáy hoặc gần mặt nước. Nếu hiện tượng này diễn ra như một thói quen (tức là ở cùng một thời điểm và theo cách thức tương tự mỗi ngày) đồng nghĩa với việc những chú cá đang ngủ.  

Bên cạnh đó, trong lúc ngủ thì mức độ nhạy cảm của cá với môi trường cũng thấp hơn so với bình thường. Cụ thể, chúng sẽ thở và phản ứng rất chậm hoặc có thể không phản ứng gì với những thứ diễn ra xung quanh.  

Điều này sẽ thể hiện rõ khi quan sát hiện tượng cá khó bị đánh thức trong bể nuôi. Tuy nhiên, chỉ cần xung quanh có tiếng động, lập tức sự nhạy cảm của chúng sẽ được kích hoạt để phát hiện cũng như lẩn tránh nguy hiểm. 

Nghiên cứu về giấc ngủ của cá, một số nhà khoa học đã theo dõi nhịp độ sinh hoạt của những loài cá sống trong hang động - nơi không có bình minh hay hoàng hôn và những loài cá sống ở bề mặt dưới ánh nắng chói chang và phát hiện rằng giấc ngủ của nhóm cá đầu tiên có khá nhiều điểm khác thường bởi thời điểm ngủ của chúng được quy định bởi thói quen và sự tự nhận thức thời gian của riêng chúng chứ không dựa vào dấu hiệu đó là đêm hay ngày. 

Giấc ngủ của loài cá thực sự không dễ dàng 

Đến nay, hiện tượng cá ngủ vẫn là một điều khó tin bởi không có quá nhiều người từng chứng kiến cảnh những chú cá “bất động” ở mặt giữa hay ở đáy nước để ngủ. 

Song, những nghiên cứu về giấc ngủ dưới đây của một số loài cá sẽ giúp bạn có thêm thông tin về hiện tượng thú vị này. 

Cá cảnhMỗi loài cá có thời gian biểu về giấc ngủ khác nhau 

Cá ngừ, cá heo và cá mập 

Sở dĩ, bài viết xếp ba loài cá có kích thước “khủng” này vào cùng một nhóm là vì chúng có cùng đặc điểm khi ngủ, đó là vừa bơi vừa ngủ. Cơ chế ngủ này được thực hiện dựa trên việc chúng không thể thở nếu ngủ hoàn toàn. Do đó khi ngủ, chỉ có một nửa não ngủ, nửa còn lại sẽ giúp chúng thức để bảo vệ bản thân. 

Cá vẹt 

Cũng là một loài cá có khả năng “nửa tỉnh, nửa mơ”, nhưng cá vẹt có cách đề phòng nguy hiểm rất tài tình. Vào ban đêm, cá vẹt sẽ tạo ra một cái kén chất nhầy xung quanh mình. Cái kén này có vai trò như một chiếc túi ngủ cứng và dính có thể bảo vệ chúng khỏi những kẻ tấn công khi chúng ngủ. 

Cá trê 

Ít ai biết được rằng, cá trê - một loài cá rất phổ biến trong thực đơn của nhiều gia đình cũng có thói quen ngủ bởi đa số chúng sống ở vùng nước đục và ít ai nuôi chúng với mục đích làm cảnh. Dù vậy, hiện tượng ngủ của chúng tương đối dễ quan sát. Khi ngủ, cơ thể cá trê gần như thẳng đứng, còn phần đuôi thì bám vào những tảng đá dưới đáy bể.  

Liệu cá có mơ trong lúc ngủ không? 

Nếu loài cá có thực hiện giấc ngủ theo thời điểm nhất định, vậy chúng có mơ trong lúc ngủ hay không là câu hỏi được đặt ra khá nhiều. 

Cá cảnhNhững loài cá có những biểu hiện tương tự con người như ho, ngáp, ngủ mơ,...

Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học xác thực nào cho thấy rằng những chú cá có khả năng mơ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, chính việc không có vỏ não đã khiến chúng không thể mơ và cũng không thể khóc, nhất là khi môi trường sống của chúng ở dưới nước. 

Dù không tồn tại những biểu hiện giống sinh vật bậc cao, nhưng loài cá có thể thực hiện một số dấu hiệu sinh tồn cơ bản như ho, ngáp hay thậm chí là ợ hơi.  

Ngoài ra, nghiên cứu giấc ngủ của cá đang mở ra những hướng đi triển vọng trong việc tìm hiểu rõ hơn về giấc ngủ ở người mà điển hình là sử dụng cá ngựa vằn để kiểm tra những điều ảnh hưởng tới việc thiếu ngủ, mất ngủ và nhịp sinh học ở người. 

Đăng ngày 05/04/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa

Kiên Giang xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ vừa xảy ra ở xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là hiện tượng chưa từng xuất hiện trong hơn 30 năm qua.

Thủy triều đỏ
• 10:09 24/06/2024

Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa

Mùa ốc núi thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, khi thời tiết ấm áp và có mưa. Đây là thời điểm ốc núi bò ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Trải nghiệm bắt ốc trên rừng núi sau cơn mưa là một hoạt động đầy thú vị và hấp dẫn, mang lại cho bạn cơ hội tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, khám phá môi trường hoang dã và cảm nhận sự tươi mới sau cơn mưa.

Ốc núi
• 08:00 23/06/2024

Bình Định: Cá voi lớn xuất hiện, săn mồi ở biển Nhơn Lý

Chiều ngày 5.6, tại khu vực biển Hòn Sẹo xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) xuất hiện một con cá voi có kích thước khoảng 10 m, ước nặng hơn 7 tấn.

Cá voi
• 08:00 08/06/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 10:06 10/05/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 13:35 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 13:35 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:35 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 13:35 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 13:35 02/07/2024
Some text some message..