Ninh Hòa (Khánh Hòa): Gỡ khó cho người nuôi tôm

Sau nhiều năm liên tiếp nuôi tôm thất bại, hàng trăm hộ ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, không có khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Trước thực tế đó, UBND thị xã Ninh Hòa đã tổ chức cuộc họp để tìm cách tháo gỡ vấn đề này.

ao tôm
Thua lỗ vì tôm, nông dân thị xã Ninh Hòa đang phải ôm nợ

Theo báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Chi nhánh thị xã Ninh Hòa, giai đoạn 2000 - 2006, ngân hàng đã giải quyết cho nông dân trên địa bàn vay vốn để nuôi tôm. Khi được vay vốn, đa số người nuôi đều chấp hành tốt việc trả nợ vay cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, do ảnh hưởng của dịch bệnh trên con tôm kéo dài nhiều năm, hàng trăm hộ vay vẫn chưa trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có 207 hộ vay nuôi tôm ở 12 xã, phường chưa trả dứt điểm nợ cho ngân hàng; đến nay, nợ gốc là hơn 6,4 tỷ đồng và tiền lãi là gần 21 tỷ đồng. Ông Nguyễn Siêng - Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh thị xã Ninh Hòa cho biết, chi nhánh đã áp dụng tất cả các biện pháp để thu hồi nợ như: đôn đốc thu hồi nợ theo cam kết; kê biên, niêm phong tài sản; khởi kiện ra tòa… Tuy nhiên, do nhiều đìa tôm trước đây được định giá khá cao so với thị trường, lại nằm ở vị trí không thuận lợi cho việc phát mãi, nên dù ngân hàng đã khởi kiện đối với một số khách hàng nhưng việc thi hành án vẫn không thực hiện được. Bên cạnh đó, do thời tiết, dịch bệnh, tôm nuôi thiệt hại nặng, người nuôi thua lỗ nên nhiều hộ dù cố gắng vẫn không thể trả được nợ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Luận - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Lộc, người dân địa phương chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, tôm bị dịch bệnh liên tục, người nuôi thua lỗ, mất vốn nên hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, không có khả năng trả nợ. Ngoài vay ở Ngân hàng NN-PTNT, người nuôi tôm còn vay ở ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa. Những hộ vay ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa đã được miễn hoàn toàn phần lãi, chỉ thu tiền gốc. “Chúng tôi đề nghị Ngân hàng NN-PTNT xem xét miễn tiền lãi cho người nuôi tôm bị dịch bệnh để giảm bớt khó khăn, tạo động lực cho người dân cố gắng tích lũy thu nhập, tìm nguồn hoàn trả phần gốc cho ngân hàng”, ông Luận nói.

Ông Nguyễn Minh Nhật - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hà cũng cho rằng, hiện nay vẫn có rất nhiều hộ nuôi tôm ở 2 thôn Tân Tế và Hà Liên (phường Ninh Hà) không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Các hộ vay hầu hết đều có điều kiện kinh tế rất khó khăn. Nhiều hộ hiện không dám mạo hiểm với con tôm, ao đìa bỏ hoang, công việc của họ chủ yếu là đi biển, làm thuê, vớt rong kiếm sống qua ngày. Nếu Ngân hàng NN-PTNT xem xét miễn tiền lãi, chỉ thu tiền gốc của người vay nuôi tôm sẽ giúp họ có động lực trả nợ tiền gốc.

Ông Nguyễn Siêng cho biết: “Vốn Ngân hàng NN-PTNT đầu tư cho hộ vay là vốn của Nhà nước nên ngân hàng phải thu tiền gốc đầy đủ 100%. Để giảm bớt khó khăn cho hộ vay, ngân hàng đề xuất chỉ tính lãi vay trong khoảng thời gian vay ghi trên hợp đồng tín dụng, không tính lãi suất phạt quá hạn, không tính thời gian quá hạn. Đối với các hộ vay có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, tùy theo trường hợp sẽ đề xuất giảm thêm số tiền lãi trong hạn nhưng không vượt quá 50% tổng số lãi; thời gian tất toán nợ gốc và lãi trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách miễn, giảm lãi”.

Theo ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, UBND thị xã sẽ kiến nghị UBND tỉnh, Ngân hàng NN-PTNT tỉnh cho phép chỉ thu tiền gốc và tiền lãi vay trong hạn, trong thời gian ghi trên hợp đồng tín dụng. Đồng thời, đề xuất giảm thêm số lãi vay trong hạn nhưng không vượt quá 50% tổng số lãi đối với những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. UBND thị xã cũng đề nghị phía ngân hàng khẩn trương tính toán số tiền gốc, lãi của từng hộ vay; UBND 12 xã, phường có hộ vay cần tuyên truyền, phân tích cho người dân hiểu rõ đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước, của ngân hàng để giúp người dân giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống; giúp các hộ vay trong việc tìm nguồn trả nợ; vận động người dân tìm nguồn trả nợ trong thời gian 3 năm…

Trước thông tin UBND thị xã Ninh Hòa tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người vay nuôi tôm trên địa bàn, nhiều hộ vui mừng cho biết nếu được miễm giảm lãi vay sẽ giúp họ giảm bớt áp lực trả nợ. Thế nhưng, để trả được tiền nợ cho ngân hàng trong vòng 3 năm không phải là điều dễ dàng. Bởi đối với nhiều hộ, nuôi tôm bây giờ không dễ, hầu hết người nuôi đều chịu cảnh thua lỗ.

Báo Khánh Hòa, 27/06/2016
Đăng ngày 30/06/2016
Hải Lăng
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 12:23 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 12:23 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 12:23 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:23 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 12:23 21/12/2024
Some text some message..