Ninh Thọ (Khánh Hòa): Bấp bênh nghề nuôi ốc hương

Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngư dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, trong đó có xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Tuy nhiên, chi phí đầu tư để nuôi ốc hương rất lớn, trong khi nghề nuôi ốc hương rất bấp bênh.

Ninh Thọ (Khánh Hòa): Bấp bênh nghề nuôi ốc hương

Ao nuôi ốc hương của ông Nguyễn Đức Thành tại thôn Xuân Mỹ

Chi phí cao, dễ mất trắng

Tại vùng đìa thôn Xuân Mỹ, xã Ninh Thọ, sau phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng, phong trào nuôi ốc hương đã rộ lên từ năm 2007 nhờ dễ nuôi, ít dịch bệnh. Ông Đỗ Công Tân - cán bộ Quản lý nông nghiệp xã Ninh Thọ cho biết: “Ốc hương là động vật thân mềm có giá trị kinh tế cao, sống chủ yếu ở môi trường có nền đáy là cát. Thức ăn ưa thích của chúng là động vật thân mềm, nhuyễn thể, cá tạp… Ốc hương ưa những vùng nước có độ mặn cao, nhiệt độ thích hợp từ 26 - 28 độ C, độ pH từ 6 - 9, môi trường nước nuôi ốc phải luôn sạch”. Được biết, ốc hương thương phẩm chủ yếu được người dân xã Ninh Thọ thả nuôi trong vụ chính từ tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch, bởi thời điểm này các yếu tố thời tiết và môi trường thích hợp cho sự phát triển của ốc. Vụ phụ được nuôi từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch, người dân thường ít nuôi bởi đây là thời điểm thường xảy ra bão lũ, ốc rất dễ chết.

Nghề nuôi ốc hương mang lại lợi nhuận cao, không chiếm nhiều diện tích, thời gian nuôi (khoảng 5 - 6 tháng) ngắn hơn so với các loại thủy sản khác như: tôm hùm, cá mú (khoảng 14 tháng). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Thành, người nuôi ốc hương ở xã Ninh Thọ: “Chi phí đầu tư nuôi ốc rất lớn. Để thả nuôi 3,2 triệu con ốc hương trên 8 ao nuôi có diện tích 4 ha, chúng tôi phải đầu tư 240 triệu đồng để chuẩn bị ao nuôi, gần 500 triệu đồng để mua con giống, hơn 800 triệu đồng mua thức ăn cho ốc từ khi bắt đầu thả nuôi đến khi thu hoạch”.

Chi phí đầu tư cao, nhưng chỉ cần một cơn mưa lớn, độ mặn trong đìa giảm xuống, ốc sẽ chết sạch, người nuôi trắng tay. Anh Lê Thanh Dũng, một người nuôi ốc trong xã cho biết: “Ngoài nước “bạc” (tỷ lệ nước ngọt trong ao nuôi cao) dẫn đến ốc chết hàng loạt thì bệnh sưng vòi trên ốc hương cũng gây thiệt hại lớn, nếu phát hiện sớm thì có thể cứu được, chứ để đến khi lây lan, bệnh sẽ phát triển rất nhanh, người nuôi mất trắng”. Đã không ít lần những người nuôi ốc tại xã Ninh Thọ phải mất ăn mất ngủ vì ốc. Anh Dũng kể: “Năm 2009, khi chuẩn bị thu hoạch thì gặp mưa lớn, ốc chết, tôi mất trắng hơn 100 triệu đồng. Hay như cơn bão số 1 vừa qua, ốc mới thả nuôi, sức đề kháng còn yếu, chúng tôi chỉ còn biết cầu trời cho mưa ít để ốc khỏi chết”.

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi ốc hương, do nuôi ốc bằng thức ăn tươi nên khả năng gây ô nhiễm nước rất lớn. Khi nước ô nhiễm, ốc sẽ bỏ ăn, mắc bệnh và chết. Bên cạnh đó, ốc hương là loài nhạy cảm với môi trường nên phải thả nuôi với mật độ vừa phải, ốc lớn hơn phải san thưa. Việc thay nước thường xuyên sẽ giúp ốc hương phát triển nhanh hơn.

Tính toán lại hiệu quả

Ốc hương của các hộ nuôi tại xã Ninh Thọ hiện đang phát triển nhanh.

Trên thị trường, ốc hương thương phẩm hiện có giá 170.000 đồng/kg. Theo tính toán của ông Nguyễn Đức Thành, nếu thuận lợi, với 3,2 triệu con giống thả nuôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 15 - 20%, dự kiến vụ này ông thu được 16 tấn ốc, lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều người nuôi ốc hương tại xã Ninh Thọ nhận định, từ năm 2010 trở về trước, không ít ngư dân đã làm giàu từ nuôi ốc hương nhưng đến thời điểm này, việc nuôi ốc hương không còn dễ dàng. Nguyên nhân chính được người nuôi đưa ra chủ yếu do thời tiết thay đổi thất thường, đầu ra không ổn định, phong trào nuôi ốc phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch vùng nuôi hợp lý nên một khi dịch bệnh xảy ra sẽ thiệt hại nặng. Do vậy, nhiều ngư dân chia sẻ, kết thúc vụ nuôi này họ sẽ phải tính toán lại hiệu quả của con ốc so với tôm thẻ chân trắng để phát triển các đối tượng nuôi phù hợp.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Thọ cho biết: “Ốc hương là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao đối với người dân địa phương. Tuy nhiên, nghề nuôi ốc hương vẫn còn bấp bênh. Để ngư dân yên tâm gắn bó với đối tượng nuôi này, các ngành chức năng cần quan tâm hỗ trợ người nuôi về mặt kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh; hỗ trợ đầu ra ổn định cho ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để họ mạnh dạn đầu tư nuôi ốc”.

Hiện nay, nghề nuôi ốc hương tại xã Ninh Thọ và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh như TP. Cam Ranh, huyện Vạn Ninh… vẫn phát triển mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra; chất lượng con giống không cao. Vì vậy, để nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững, mang lại hiệu quả cao cho ngư dân, các đơn vị chức năng cần quy hoạch vùng nuôi hợp lý, nghiên cứu về dịch bệnh để tìm ra các giải pháp phòng trừ, nâng cao chất lượng con giống…

Tại xã Ninh Thọ, nếu như năm 2010 chỉ có khoảng 20 hộ nuôi ốc hương với diện tích 46 ha/năm, sản lượng đạt 92 tấn thì đến nay đã có 35 hộ nuôi ốc hương với tổng diện tích 80 ha/năm, sản lượng ước đạt 160 tấn. Tuy nhiên, hiện nay không ít người nuôi ốc hương đang có xu hướng quay lại nuôi tôm thẻ chân trắng do chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, chỉ sau 3 tháng nuôi có thể cho thu hoạch, giá tôm thẻ chân trắng cũng khá cao, hiện ở mức 70.000 - 80.000 đồng/kg xuất bán tại ao.

Báo Khánh Hòa, 14/05/2012
Đăng ngày 16/05/2012
BÍCH LA
Nuôi trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:11 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 09:53 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 12:07 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 12:07 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 12:07 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 12:07 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 12:07 19/12/2024
Some text some message..