Nuôi cá cấp cho các hồ câu, thu nửa tỷ đồng mỗi năm

Việc nuôi các loại cá thịt cung cấp cho các hồ câu giải trí đã mang lại thu nhập cho gia đình ông Phạm Xuân Kiên nửa tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi cá cấp cho các hồ câu, thu nửa tỷ đồng mỗi năm
Ông Kiên bổ sung cám tổng hợp cho cá nhằm đảm bảo dinh dưỡng phát triển

Đi dọc các bờ ao thoáng mát được trồng toàn những ổi, sung, si ông Kiên ở tổ dân phố Đoàn Kết, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) chia sẻ, để mua được 3ha ao này ông phải mất nhiều thời gian. Những cây ông trồng xung quanh ao vừa tạo bóng mát vừa giữ được đất, tránh bị sạt lở bờ ao.

Năm 2002, ông Kiên được bố mẹ cho ra ở riêng với 5.000m2 mặt nước và một phần đất cà phê. Nhận thấy việc nuôi cá mang lại thu nhập cao mà công việc lại nhàn nên ông và vợ đã mua cá trắm bột về nuôi. Mỗi năm ông Kiên nuôi 3 lứa, tổng cộng khoảng 150 vạn con sau đó cung cấp cho các hộ gia đình cần con giống.

“Đúng như câu nói “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, nhiều năm, giá cá trắm khá tốt nên những nhà cung cấp giống như tôi cũng lời lớn. Vì vậy mà đến bây giờ tôi mới có điều kiện mua được thêm 2,5ha ao cá và khoảng 3ha đất trồng cà phê”, ông Kiên phấn khởi nói.

Trước kia là như vậy, nhưng đến nay theo nhu cầu của thị trường thì ông Kiên đã chuyển dần qua nuôi cá rô phi với số lượng lớn. Ông Kiên lý giải do các hồ câu giải trí mở ra nhiều nên nhu cầu thả cá rô phi cho khách câu khá cao.

Ông Kiên tiết lộ: “Trước kia toàn bộ hồ của tôi đều được thiết kế để nuôi cá trắm. Một nửa ao sẽ múc sâu xuống khoảng 3 mét, phần còn lại sẽ múc nông để xạ lúa. Khi lúa đủ lớn tôi sẽ cấp nước cho đến ngang thân cây cho cá trắm lên ăn. Cá ăn hết lúa sẽ lại rút nước rồi tôi tiếp tục xạ lúa. Cứ như cậy cho đến khi tôi thấy cá đủ lớn rồi bán ra cho những ai có nhu cầu”.

Nói về kỹ thuật xử lý ao trước khi thả cá, ông Kiên chia sẻ, ban đầu người nuôi sẽ phải tháo cạn nước sau đó rắc vôi đều ao nhằm khử trùng, đồng thời tạo điều kiện duy trì độ pH ở mức ổn định cũng như giúp các chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện tốt nhất. Sau đó cứ 1.000m2 ông Kiên sẽ đổ 300 – 500kg phân chuồng để tạo màu cho nước. Điều này cũng giúp tạo ra nhiều sinh vật phù du giúp cá phát triển nhanh.

Xong các bước xử lý ao, ông Kiên sẽ bơm nước rồi thả cá. Hiện nay khoảng 80% các hồ câu giải trí ở Lâm Đồng đều do ông Kiên cung cấp cá.


Ông Kiên giao cá cho các hồ câu giả trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 

Ông Kiên cho biết thêm, việc ông tận dụng được các nguồn thức ăn miễn phí từ bên ngoài nên chi phí để nuôi cá cũng giảm. Ông Kiên sử dụng bẹ rau của các nhà vườn thải loại để cho cá ăn, chủ yếu là bẹ rau cải bắp, cải thảo và khoai lang loại nhỏ do các công ty không sử dụng. Ông Kiên chỉ mất công và tiền xăng để chở về nhà cho cá ăn.

Hiện nay, ông nuôi các loại như cá trắm, chép, rô phi, cá mè, cá chim, cá trôi… Ngoài các loại rau ông đổ xuống ao cho cá ăn thì mỗi sáng hàng ngày ông đều bổ sung cho cá cám tổng hợp.

Với 3ha ao cá hiện tại, mỗi năm ông Kiên thu về khoảng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí 150 triệu tiền cám và 250 triệu tiền giống và tiền công thì ông lãi khoảng 600 triệu đồng.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 09/11/2018
Văn Long
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:32 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:32 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:32 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:32 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:32 25/11/2024
Some text some message..