Nuôi ốc hương kết hợp tu hài

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu NTTS III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

ốc hương
Mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài tại xã Vạn Hưng

Dự án "Ứng dụng công nghệ nuôi ốc hương với tu hài trên biển theo hướng bền vững tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” do Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa chủ trì và Viện III là đơn vị chuyển giao. Năm 2012, Viện III đã chuyển giao 5 công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hơn 100 nông dân.

Trong đó, dự án đã hỗ trợ cho 40 hộ, với 40 đăng, mỗi đăng kích thước 7x7x5m với diện tích 5 ha tại thôn Dốc Đá Trắng, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh. Mỗi hộ tham gia được thực hiện 2 đăng: 1 đăng nuôi đơn ốc hương đơn thuần và 1 đăng nuôi ốc hương kết hợp với tu hài để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường.

Theo TS Thái Ngọc Chiến, cán bộ chuyển giao công nghệ (Viện III): Mật độ thả nuôi đối với ốc hương ở giai đoạn nuôi ương (1 tháng) từ 800 - 1.000 con/m2; kích thước khoảng 10.000 con/kg. Giai đoạn nuôi thương phẩm sau 2 tháng nuôi khi ốc đạt kích thước 700 - 800 con/kg, thì tiến hành thay lưới có mắt lưới với 2a = 15 mm, mật độ thả từ 300 - 350 con/m2.

Còn tu hài được nuôi trong các rổ treo xung quanh đăng nuôi (đường kính rổ 50 cm), mật độ thả nuôi 30 con/rổ (kích thước tu hài 1,5 - 2,0 cm). Mỗi đăng được đặt 70 rổ tu hài bên ngoài đăng. Về thức ăn cho ốc gồm có cá, cua, ghẹ... Lượng thức ăn hàng ngày bằng 5 - 10% khối lượng ốc nuôi; mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cũng theo TS Chiến, khi áp dụng mô hình này sau 4 - 5 tháng thả nuôi ốc đạt kích cỡ từ 100 - 120 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Còn tu hài chưa đạt kích thước thương phẩm nên tiếp tục nuôi thêm 1 tháng nữa để cải tạo sạch nền đáy ao trước khi nuôi vụ tiếp theo. Về thu hoạch ốc hương bằng cách lặn bắt bằng vợt hoặc bằng máy thu hoạch. Tu hài thì kéo rổ lên rồi bắt bằng tay.

Ông Nguyễn Quang, một người tham gia mô hình đánh giá: “Mặc dù nuôi theo mô hình mật độ thả ốc thưa hơn nuôi ốc đơn thuần nhưng thu hoạch sản lượng đạt cao, tỷ lệ ốc sống đạt trên 92%, còn tu hài trên 62%.

Như gia đình tôi được hỗ trợ thả 4 vạn giống ốc giống cho 2 lồng và 140 rổ (mỗi rổ 30 con). Sau hơn 4 - 5 tháng thả nuôi thu hoạch lãi gần 15 triệu đồng”.

Tương tự, hộ gần bên gia đình ông Nguyễn Văn Tấn cũng được hỗ trợ nuôi với số lượng như gia đình anh Quang, sau hơn 4 tháng thả nuôi thu hoạch lãi hơn 13 triệu đồng. Hiện gia đình ông đang tiếp tục mở rộng mô hình nuôi kết hợp này.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm tại các vùng nuôi trồng, mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài được xem là một trong các giải pháp góp phần cải thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Kết quả mô hình mang lại năng suất bình quân ốc hương đạt từ 25 - 28 tấn/ha/vụ; tu hài đạt 15 tấn/ha/vụ; lợi nhuận mô hình thu về mỗi hộ là 13,4 triệu đồng; tỷ lệ lãi suất của mô hình đạt trên 27% (trong vòng 4 - 5 tháng), như vậy là rất cao.

Báo Nông nghiệp VN
Đăng ngày 20/09/2013
KIM SƠ - NGUYỄN THỊ ÁNH
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:07 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:07 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:07 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:07 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:07 26/11/2024
Some text some message..