Nuôi sinh khối Artemia bằng thức ăn từ cám gạo lên men

Nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu việc sử dụng sản phẩm lên men từ cám gạo, kết hợp thức ăn tôm sú để nuôi sinh khối Artemia, nhằm chủ động nguồn thức ăn tươi sống cho ngành nuôi cá cảnh.

artemia
Sinh khối artemia. Ảnh minh họa

Sinh khối Artemia tươi sống được xem nguồn thức ăn phù hợp, an toàn cho nhiều đối tượng thủy sản, bao gồm cá cảnh. Artemia có hàm lượng đạm khá cao (55%) và hàm lượng acid béo không no, acid amin cần thiết, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho các loài cá cảnh có giá trị kinh tế. Mặt khác, sinh khối Artemia có nhiều kích cỡ nên phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cá và có ưu thế là ít gây ô nhiễm môi trường nước nuôi so với việc sử dụng các loại thức ăn nhân tạo. Artemia cũng chứa một lượng lớn các sắc tố carotenoid, phù hợp cho lên màu sắc tự nhiên các loài cá cảnh.

Trong khi đó, nguồn thức ăn tươi sống phục vụ sản xuất cá cảnh hiện nay ở TPHCM vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn khai thác từ tự nhiên, chủ yếu là trùn chỉ, bo bo,… được khai thác ở các kênh rạch của TPHCM, dễ trở thành nguồn mang mầm bệnh cho cá cũng như môi trường nuôi cá. Ngoài ra, nguồn khai thác tự nhiên cũng không ổn định, khiến người dân không chủ động được nguồn thức ăn cho cá, ảnh hưởng đến hiệu quả và quy mô sản xuất.

Việc nuôi nhân tạo Artemia (trong bể kính hoặc bể composite) thường gặp một số khó khăn, trong đó, nguồn nguyên liệu làm thức ăn đang được sử dụng có giá thành cao, một số nguồn phải nhập khẩu nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong khi đó, Việt Nam có nguồn phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp dồi dào và đa dạng chủng loại. Bởi vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM đã nghiên cứu việc sử dụng sinh khối nấm men Saccharomyces cerevisiae kết hợp thức ăn tôm sú để nuôi sinh khối Artemia.

artemia
Nghiên cứu việc sử dụng sinh khối nấm men Saccharomyces cerevisiae kết hợp thức ăn tôm sú để nuôi sinh khối Artemia. Ảnh minh họa

Theo nhóm tác giả, các phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám bắp, cám mì là những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, nhưng chúng có nhược điểm là giá trị dinh dưỡng thấp. Nếu các nguyên liệu này được lên men với nấm men Saccharomyces cerevisiae sẽ làm tăng hàm lượng dinh dưỡng (từ 10 lên 15% đối với cám gạo), giúp dễ tiêu hóa hơn, kích thước nấm men nhỏ, phù hợp với cỡ mồi của Artemia.

Sau khi lên men cám gạo, nhóm tác giả thử nghiệm các công thức thức ăn khác nhau cho Artemia. Kết quả cho thấy, công thức thức ăn để nuôi sinh khối Artemia thích hợp nhất là kết hợp giữa 50% sinh khối nấm men và 50% thức ăn tôm sú. Công thức này cho tỷ lệ sống cao (đạt 88,7%), năng suất sinh khối đạt 2,39g/L. Hàm lượng chất dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của cá với hàm lượng protein là 55,26%, lipd đạt 0,91% và có đầy đủ các acid amin cần thiết cho cá cảnh. Ngoài ra, thức ăn cho tôm sú có sẵn trên thị trường, nên người nuôi có thể chủ động được nguồn thức ăn.

Thí điểm nuôi sinh khối Artemia bằng thức ăn từ cám gạo lên men và thức ăn tôm sú tại cơ sở sản xuất cá cảnh của một hộ dân xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, cho thấy đã đáp ứng được 60 -70% thức ăn tươi sống, không còn phụ thuộc vào thức ăn khan hiếm ngoài thị trường như trước đây.

Khoa học và Phát triển
Đăng ngày 14/05/2022
Kiều Anh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:55 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:55 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:55 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:55 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:55 26/11/2024
Some text some message..