Nuôi thương phẩm cá chạch đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cá chạch đồng là loài sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

Cá chạch đồng
Cá chạch đồng thương phẩm. Ảnh: NTN

Hiện nay, nguồn cá chạch đồng trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, hình thức nuôi thương phẩm đang mở ra nhiều kỳ vọng cho bà con nông dân. Sau đây là một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chạch đồng đơn giản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chọn địa điểm ao nuôi 

- Chọn ao nuôi có giao thông thuận tiện, đảm bảo an ninh.  

- Bờ ao chắc chắn, giữ được nước, có cống cấp và cống thoát nước. Đáy ao chất đất bùn bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước. 

- Nguồn nước phải chủ động, không thiếu vào mùa khô và không bị ngập vào mùa mưa lũ. Nguồn nước cấp và thoát trong ao dễ dàng. Nguồn nước sạch không bị ô nhiễm do chất thải nông, công nghiệp và sinh hoạt. 

- Ao nuôi nên xây dựng theo hình chữ nhật hoặc hình vuông. Diện tích ao nuôi từ 200 – 500 m2. Mức nước trong ao sâu từ 0,5 – 0,7 m. Trong ao có các mương, hố sâu 50 – 60 cm hoặc thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn và tránh nóng, tránh rét cho cá. 

Chuẩn bị ao nuôi 

- Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và làm sạch cây cỏ thủy sinh trong và xung quanh ao. 

- Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 10 - 20 cm.  

- Gia cố cống cấp thoát nước và lưới chắn. Tu sửa lại những chỗ bờ ao bị sạc lở, rò rỉ, lấp hết hang hốc cua, rắn, chuột. 

- Dùng vôi bột rải đều đáy và bờ ao với liều lượng từ 10 - 15 kg/100 m2 ao. Sau đó phơi ao 3 - 5 ngày. 

- Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc, mực nước khoảng 50 cm rồi tiến hành gây màu nước. 

- Gây màu nước: phân chuồng ủ hoai hòa với nước rồi té đều khắp ao, liều lượng 15 – 20 kg/100m2.  

- Sau 5 - 7 ngày nước trong ao có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả cá giống. 

Chọn và thả giống 

- Tiêu chuẩn cá giống: có kích thước đồng đều, không mất nhớt, không bị trầy xước, bơi lội linh hoạt, màu sắc sáng bóng, không có dấu hiệu bệnh tật. 

- Kích cỡ: 5 - 6 cm/con (1,5 - 2 g/con). 

- Mật độ thả: 30 - 50 con/m2

- Thả giống: Vào lúc sáng sớm hay chiều mát; Khi thả ngâm túi cá giống xuống ao khoảng 10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ.

Cá chạch đồngKích cỡ giống cá chạch đồng. Ảnh: NTN 

Chăm sóc và quản lý 

Cho ăn  

- Loại thức ăn: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp, hàm lượng đạm từ 30 - 35%. Tùy vào kích cỡ của cá chọn lựa kích cỡ thức ăn viên cho phù hợp. 

- Lượng thức ăn mỗi lần cho ăn: 5 - 8% trọng lượng thân. 

- Số lần cho ăn: cho ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên lượng thức ăn cho ăn vào chiều tối chiếm 70 - 80% lượng thức ăn trong ngày.  

- Cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định : định vị trí, định số lượng, định chất lượng, định thời gian. 

- Trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn với liều lương 3-5g/kg thức ăn. Định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn liên tục từ 3 - 5 ngày. 

- Quan sát khả năng sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. 

- Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. 

Chăm sóc và quản lý 

- Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. 

- Cho cá ăn đầy đủ để cá lớn nhanh và tăng sức đề kháng, cá ít bị bệnh, 

- Định kỳ thay nước trong ao để tránh bị ô nhiểm. Khoảng 5 – 7 ngày thay nước một lần, lượng nước thay từ 30 – 50% lượng nước trong ao.  Tùy vào độ lớn của cá mà thời gian thay nước rút ngắn. 

- Định kỳ tháng/lần bắt vài con lên kiểm tra bệnh tật và tốc độ phát triển.

Cá chạch đồngĐịnh kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát triển của cá, Ảnh: NTN

- Trong mùa mưa đánh vôi 1 tháng 2 lần/tháng, mùa nắng 1 lần/tháng  để phòng bệnh cho cá (khoảng 2kg/100m2). 

- Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội và khả năng bắt mồi để nắm bắt tình hình sức khỏe của cá và có chế độ chăm sóc hợp lý. 

- Bảo vệ cá trong mùa lũ lụt, tránh thất thoát. 

Phòng bệnh 

- Địa điểm nuôi thích hợp, thiết kế công trình nuôi đúng kỹ thuật. Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch hoặc đã được xử lý. 

- Cải tạo ao theo đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh ao thật kỹ sau mỗi vụ nuôi. 

- Chọn cá giống tốt và không mang mầm bệnh. Mật độ thả nuôi hợp lý. 

- Cho cá ăn vừa đủ, tránh tình trạng thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. 

- Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi. 

- Thường xuyên quan sát ao nuôi, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý thích hợp. 

- Quản lý tốt môi trường ao nuôi giúp cho cá phát triển nhanh và khỏe mạnh. 

Thu hoạch 

- Sau 5 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 30 - 40g/con thì tiến hành thu hoạch. 

- Có thể thu một phần trong ao hoặc thu tất cả tùy theo nhu cầu thị trường. 

- Thu toàn bộ cá trong ao bằng cách tháo cạn nước.  

Đăng ngày 29/04/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 23:42 01/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 23:42 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 23:42 01/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 23:42 01/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 23:42 01/10/2024
Some text some message..