Nuôi thủy sản ở Lý Sơn: Chuyển từ tôm hùm sang cá bớp

Sau nhiều vụ ồ ạt thả nuôi tôm hùm, người dân đảo Lý Sơn trở nên lao đao vì thua lỗ. Họ quyết định bỏ tôm hùm chuyển sang nuôi cá bớp. Thế nhưng, giá cá bớp gần đây rớt thê thảm, gây ra không ít lo ngại cho người nuôi.

nuôi cá bớp
Thương lái thu mua cá bớp tại bè nuôi ở đảo Lý Sơn.

Nuôi tôm lỗ  nặng

Theo tính toán của 73 hộ nuôi tôm hùm ở Lý Sơn, vụ thu hoạch đầu năm 2017 kết thúc, họ đã thua lỗ tổng số tiền lên đến 70 tỷ đồng. Chẳng có hộ nuôi nào huề vốn. Người lỗ ít khoảng 350 triệu, lỗ nhiều gần 2 tỷ đồng. Sau 20 tháng trời ăn ngủ tại bè tôm hùm trên biển, khi thu hoạch thua lỗ nặng, nhiều người nuôi ngã bệnh... bởi món nợ vay lên đến cả tỷ đồng không biết bao giờ mới trả được!

Anh Huỳnh Ngọc Thảo, thôn Đông, xã An Hải là một trong số những người nuôi tôm hùm đầu tiên ở đảo Lý Sơn, giàu kinh nghiệm và là người bản lĩnh chấp nhận "thua keo này bày keo khác" cho biết: "Thua lỗ quá giờ không còn tiền, cũng không còn bản lĩnh để thả nuôi tôm hùm nữa".

Những ngày cuối năm, anh Thảo thu hoạch vét bè tôm hùm được 600kg, bán cho thương lái được gần 1 tỷ đồng. "Bán xong trả nợ vay, nhưng vẫn chưa hết nợ. Nhiều hộ nuôi khác, thu hoạch hết tôm hùm, trả nợ rồi vẫn còn mắc nợ gần 2 tỷ đồng", anh Thảo nói trong sự buồn bã. Hiện anh Thảo đang kêu bán bè gỗ nuôi tôm cho mấy nhà thầu xây dựng làm giàn giáo, vớt vát lại ít vốn bỏ ra. "Mua thì 600.000 đồng một bè gỗ, nhưng bán giỏi cũng chỉ 200.000 đồng, nhưng không nuôi nữa thì bán chứ để làm gì", anh Thảo cho hay.

Nguyên nhân nuôi tôm hùm thua lỗ ở Lý Sơn là do rủi ro quá cao. Thời gian sinh trưởng của tôm hùm đến 20 tháng, càng kéo dài, tôm càng chết nhiều. Theo các hộ nuôi tôm, khí hậu biến đổi bất thường đã dẫn đến tôm hùm không thích nghi được. Nhiều hộ thả nuôi 2.000 con, khi thu hoạch còn 200 con. Ngoài ra, trong 20 tháng nuôi ấy, tôm hùm phải gánh chịu hai mùa mưa bão, có khi bão quét sạch bè nuôi khi tôm chưa đến kỳ thu hoạch.

Kỳ vọng vào cá bớp

Khác với con tôm hùm, cá bớp được người nuôi ở Lý Sơn đánh giá là dễ nuôi, rủi ro ít, thời gian sinh trưởng ngắn. "Nuôi cá bớp, nếu giá bán ổn định ở mức 120.000 đồng/kg thì người nuôi có lãi", anh Bùi Văn Hùng, thôn Đông, xã An Hải cho biết.

Sau nhiều năm vừa nuôi tôm tùm, vừa nuôi cá bớp, anh Bùi Văn Hùng đã quyết định vụ nuôi 2017 này chỉ thả nuôi cá bớp. Lý do theo anh Hùng: "Giống tôm hùm nhí phải khai thác ngoài tự nhiên vì hiện tại chưa sản xuất được. Giá bán hiện hơn 300.000 đồng/con, nhưng nguồn cung thiếu ổn định, không phải có tiền là mua được. Còn cá bớp, đã sản xuất được giống, mình muốn mua bao nhiêu cũng có, chủ động hơn".

Giá cá bớp năm 2016 khoảng 80.000 - 100.000 đồng/kg. Dịp Tết Đinh Dậu 2017, giá nhích lên khoảng 110.000 đồng/kg tại đảo Lý Sơn. Giá bán này thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 30.000 - 50.000 đồng/kg. Vì thế, người nuôi cá bớp ở đảo Lý Sơn năm vừa qua không có lãi.

Tuy nhiên, nhiều người nuôi vẫn kỳ vọng thời gian tới cá bớp Lý Sơn giá bán sẽ cao và ổn định hơn. "Cá bớp ở đảo trong quá trình nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên gồm cá, cua, ghẹ biển chứ không phải thức ăn công nghiệp. Chúng tôi sẽ nỗ lực tuyên truyền rộng rãi để người tiêu dùng chọn mua cá bớp sạch của Lý Sơn để sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình, thiết thực giúp người nuôi vượt qua khó khăn, ổn định nghề nuôi hải sản ở đảo", bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 17/02/2017
Theo Thanh Nhị
Nuôi trồng

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Hiện đang vào thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 490/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng.

Tôm hùm.
• 11:51 25/05/2021

Rủi ro không kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ tôm hùm giống

Tại Phú Yên, kiểm tra cho thấy hầu hết người nuôi tôm hùm chưa quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ lô tôm giống. Đây là rủi ro rất cao cho người nuôi.

Tôm hùm giống. Ảnh: AN.
• 13:51 04/05/2021

Khan hiếm tôm hùm giống

Tôm hùm là đối tượng nuôi lồng bè chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là địa bàn huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Hiện nay, tuy chấp nhận mua tôm giống với giá cao hơn mọi năm nhưng người nuôi vẫn chưa có đủ con giống.

Nguồn giống tôm hùm khan hiếm.
• 11:48 31/03/2021

Phòng và điều trị bệnh sữa trên tôm hùm trong mùa mưa

Bệnh sữa trên tôm hùm hay còn gọi theo tên địa phương là bệnh tôm sữa, bệnh đục thân. Bệnh do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.

Bệnh sữa trên tôm hùm
• 14:01 11/01/2021

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 18:53 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:53 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:53 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:53 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:53 20/04/2024