Nuôi tôm trúng tiền tỷ sau hạn, mặn

Một số người nuôi trúng tôm thu đợt đầu, đặc biệt đạt cỡ (size) tôm lớn 80 con/kg bán giá 140.000 đ/kg, có người lãi hơn chục tỷ đồng.

thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Qua đợt khô hạn khốc liệt, mưa xuống độ mặn giảm, vùng ven biển Sóc Trăng vào vụ nuôi tôm đợt 2. Một số “lão làng” của Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh có vuông tôm đạt năng suất cao, thu bạc tỷ.

Thắng lớn nhờ cải tiến

Trên đường Nam sông Hậu chúng tôi ghé qua dãy ao nuôi tôm sau nhà ông Hứa Thành Hưng, thành viên của Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh. Ông Hưng cho biết, cuối tháng 6 vừa qua ông thu hoạch 24 ao, tổng thu 162 tấn tôm thương phẩm, lãi hơn 11 tỷ đồng. Ông Hưng cho rằng, thành công đợt nuôi tôm thẻ chân trắng vừa qua là nhờ tăng số lượng ao lắng, ao chứa nước kết hợp nuôi cá chẽm, sau đó xử lý nước để tiếp tục nuôi tôm.

Cũng giống ông Hưng, nhưng ông Hai Hoàng chọn cá rô phi nuôi ghép, kết hợp thả mật độ thưa 30 - 50 con/m2. Kết quả trong số 30 ao chỉ hỏng có 1 ao. Ông Hai Hoàng thừa nhận: “Mấy năm vừa qua tôi thả nuôi tôm mật độ dầy và đều bị thua lỗ. Vụ nuôi năm nay, tôm thả nuôi mật độ thưa và nuôi từ nước nuôi cá rô phi trong ao lắng, đã thành công”.

Một số người nuôi trúng tôm thu đợt đầu, đặc biệt đạt cỡ (size) tôm lớn 80 con/kg bán giá 140.000 đ/kg, có người lãi hơn chục tỷ đồng.

Theo ghi nhận ở khu vực nuôi của Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, đợt thu hoạch tôm cuối tháng 6 vừa qua thành công hơn mong đợi. Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói, vùng nuôi tôm của hiệp hội có trên 2.000ha, nhưng do mấy năm qua thua lỗ nên từ đầu vụ đến nay chỉ mới thả nuôi khoảng 20% diện tích. Nhờ cải tiến quy trình kỹ thuật nuôi mới, như nuôi ghép cá rô phi, cá chẽm trong ao lắng, nuôi mật độ thưa, sử dụng chế phẩm vi sinh… nên đã thắng.


Cán bộ thủy sản tham quan mô hình nuôi tôm sử dụng nước từ ao nuôi cá chẽm của ông Hứa Thành Hưng

Hơn 3 năm qua mô hình nuôi tôm tiên tiến của trại nuôi tôm Tân Nam (Cty CP Thực phẩm Sao Ta) ở ấp Tân Nam, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu cũng cho hiệu quả ổn định. Trong đó có hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ (khoảng 2.000 m2/ao) lót bạt đáy và xi phông đáy, nuôi với mật độ trên 100 con/m2, đạt năng suất cao.

Môi trường phục hồi tốt

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng GĐ Cty CP Thực phẩm Sao Ta luôn quan tâm theo dõi môi trường, thời tiết vùng nuôi tôm nhận xét, qua đợt khô hạn, nắng nóng, biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không lớn. Môi trường nước có dấu hiệu tốt hơn. Trại nuôi Tân Nam vẫn chú trọng xử lý nguồn nước biển vào thông qua hệ thống ao lắng và xử lý nước bằng vi sinh...

Một số hộ nuôi tôm quy mô nhỏ lẻ cho biết, trước đây chất lượng đất và nước trong ao luôn rất xấu, tảo silic thường phát triển nhiều nên sau thả giống là tôm đã chết.

Sau khi Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường Sóc Trăng hỗ trợ chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường đất trong ao và men tiêu hóa hỗ trợ đường ruột cho tôm, vụ nuôi vừa qua tôm phát triển khá tốt. Chế phẩm sinh học này giúp làm sạch môi trường đất và nước, tôm nuôi không bị dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Hết, Tổ trưởng Tổ hợp tác tôm – lúa ấp Hòa Nhờ B, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên ứng dụng dùng vi sinh làm sạch môi trường ao nuôi trên diện tích 1.500m2 thừa nhận tôm phát triển rất tốt, chi phí giảm hơn nhiều. Trên toàn bộ ao nuôi, ông chỉ sử dụng 5 kg chế phẩm xử lý môi trường và 5 kg men tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm chất khoáng, tôm vẫn đạt tỷ lệ sống cao và mau lớn.

Theo Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường Sóc Trăng, khảo sát trên 200 hộ nuôi tôm quy mô nhỏ ứng dụng chế phẩm vi sinh này trong gần 3 năm qua cho thấy mức độ thành công rất cao. ThS Mai Thi và nhóm nghiên cứu của trung tâm đúc kết: Chế phẩm này rất phù hợp với mật độ thả nuôi từ 20 - 40 con/m2 trong điều kiện độ mặn từ 5 - 15 phần nghìn. Ở mật độ 40 con/m2, chỉ sau 60 ngày, tôm nuôi đã đạt kích cỡ dưới 100 con/kg và khi tôm đạt cỡ 70 con/kg, giá thành chỉ khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg, khi nuôi tôm thẻ mật độ 20 con/m2, có thể nuôi tôm đạt đến cỡ 20 con/kg.

Trong vụ nuôi năm 2016 này, trung tâm quyết định thử nghiệm ở độ mặn đến 28 phần nghìn trên ao nuôi bị thiệt hại nhiều năm, đến nay tôm được 46 ngày tuổi, trọng lượng bình quân khoảng 150 con/kg.

Nông Nghiệp Việt Nam, 16/07/2016
Đăng ngày 16/07/2016
Hữu Đức - Trường Xuân
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:31 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:31 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:31 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 21:31 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:31 19/04/2024