Nuôi tôm VietGAP thu lãi hơn 600 triệu đồng/ha

Năng suất nuôi tôm VietGAP đạt hơn 11 tấn/ha cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng/ha, tăng khoảng 30% so với phương pháp nuôi truyền thống.

thẻ VietGAP
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo Viet GAP tại tỉnh Long An.

Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP thu lợi nhuận mỗi năm hơn 600 triệu đồng/ha. Đây là kết quả đạt được từ Dự án nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tại 13 tỉnh thành trong cả nước.

Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với ngành nông nghiệp 13 tỉnh, thành trong cả nước triển khai cho 130 hộ nông dân nuôi 56 mô hình với 64 ha tôm. Trong đó có 52 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 4 mô hình nuôi tôm sú.

Nhờ sự hỗ trợ giống, nguồn vốn và các tiến bộ kỹ thuật của ngành chuyên môn trong việc thực hiện hơn 100 tiêu chí VietGAP đã giúp cho các hộ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Gần 100% hộ nuôi đạt trên 80% tiêu chí VietGAP, năng suất nuôi đạt hơn 11 tấn/ha, cho lợi nhuận hơn 600 triệu đồng/ha, tăng khoảng 30% so với phương pháp nuôi truyền thống.

Theo các ngành chuyên môn, mô hình  nuôi tôm VietGAP là hướng đi tất yếu để giúp nhà nông làm giàu, tránh rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên, để mô hình này đạt hiệu quả cao thì  khâu chọn giống, xử lý ao nuôi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong vấn đề vệ sinh môi trường nước, ghi chép nhật ký nuôi và tuyệt đối không sử dụng chất cấm trong cao nuôi.... là vấn đề cần thực hiện nghiêm ngặt.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) cho rằng, mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng Viet GAP nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm an tòan thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cần nhân rộng.

“Nuôi tôm VietGAP có tỉ lệ tôm sống cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn và hệ số thức ăn thấp hơn, tôm to hơn, chất lượng đẹp hơn và giá bán cao hơn. Các doanh nghiệp, đơn vị thu mua không mất thời gian để kiểm tra chất lượng tôm, giảm bớt chi phí. Đặc biệt, tôm đảm bảo chất lượng để xuất khẩu, người tiêu dùng có được sản phẩm an toàn”, ông Tiêu cho biết./.

VOV, 07/10/2016
Đăng ngày 08/10/2016
Nhật Trường/VOV-ĐBSCL
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:00 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:00 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:00 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:00 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:00 26/11/2024
Some text some message..