Ông Nguyễn Văn Hỏi: Thành công từ nuôi tôm quảng canh cải tiến

Nuôi tôm quảng canh cải tiến là mô hình có tính bền vững, vừa đảm bảo được năng suất khá vừa bảo vệ tốt môi trường do chủ yếu sử dụng vi sinh, hạn chế hoá chất trong sản xuất, cho ra chất lượng sản phẩm an toàn. Chính vì thế, mô hình này hiện nay đang được nhiều bà con nông dân trong huyện Phú Tân thực hiện.

tôm quảng canh
Ông Hỏi với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững.

Trong khi nhiều người rầm rộ nuôi tôm công nghiệp, ông Nguyễn Văn Hỏi, hội viên Hội Cựu chiến binh ấp Ðất Sét, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân vẫn duy trì thực hiện có hiệu quả loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nhiều năm nay.

Diện tích đất sản xuất gần 10.000 mét vuông là điều kiện lý tưởng để thực hiện loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Trên phần đất này, ông Hỏi gia cố bờ bao chắc chắn và nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 vụ trong năm. Qua tìm tòi sách báo, thông tin đại chúng cũng như tiếp thu kiến thức từ các lớp chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, ông Hỏi cố gắng áp dụng đúng quy trình hướng dẫn nuôi tôm quảng canh cải tiến. Trong đó, chú trọng sử dụng vi sinh và hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất trong sản xuất. Mật độ thả nuôi gần 8 con/mét vuông, có bổ sung thức ăn cho tôm và không sử dụng quạt nước.

Ðiểm khác đối với nhiều hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến là ông Hỏi thả tôm theo hình thức gối vụ, 2 tháng thả 1 lần và cho ăn, thu hoạch liên tục. Tuy nhiên, vẫn phân biệt rạch ròi 2 vụ trong năm, giữa 2 vụ ông đều có phơi đất, cải tạo ao đầm. Với hình thức nuôi này, hằng năm, ông Hỏi có thu nhập, sau khi trừ chi phí, còn bình quân gần 90 triệu đồng/ha.

Hiện nay, nuôi tôm công nghiệp đang gặp khó khăn do chi phí đầu tư vào như: điện, cải tạo ao đầm, thức ăn, hoá chất... tăng cao, nhưng giá tôm sụt giảm, người nuôi không có lời. Vì vậy, nhiều nông dân chọn loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến để giảm chi phí sản xuất, đảm bảo có lời. Ðồng thời, nuôi tôm quảng canh cải tiến sẽ ít rủi ro, giảm thiểu tác hại đến môi trường, mang tính bền vững hơn. Trong khi nuôi tôm công nghiệp, tính rủi ro lại cao hơn, ô nhiễm môi trường hơn. Ðến nay, toàn huyện Phú Tân có hơn 13.000 hộ thực hiện loại hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, với diện tích hơn 16.000 m2, năng suất bình quân mỗi héc-ta khoảng 600 kg/vụ. Nuôi tôm công nghiệp gặp khó, nhiều người trở lại nuôi tôm quảng canh cải tiến, vì thế, diện tích này tăng nhanh trong những tháng đầu năm 2015.

Ngoài nuôi tôm quảng canh cải tiến, gia đình ông Nguyễn Văn Hỏi còn tận dụng đất trống trồng rau màu, cây ăn trái và sạ cấy lúa tăng thu nhập. Tận dụng diện tích đất bờ vuông hơn 1.000 mét vuông, gia đình ông trồng nhiều loại rau màu như: bầu, bí, đậu đũa ... và bắp, thu nhập tăng thêm mỗi vụ hơn 4 triệu đồng

Báo Cà Mau, 03/09/2015
Đăng ngày 05/09/2015
Bài và ảnh: Quốc Hiệp
Nuôi trồng

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 20:47 04/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 20:47 04/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 20:47 04/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:47 04/10/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 20:47 04/10/2024
Some text some message..