Phát hiện hàng loạt sai lỗi của doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Nga

Kết quả quả thanh tra của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) đối với các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang thị trường Liên minh Kinh tế Á-Âu cho thấy, qua quá trình thanh tra, FSVPS đã phát hiện hàng loạt sai lỗi của các doanh nghiệp.

chế biến cá tra
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Internet

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, ngày 4-3 vừa qua, Nafiqad đã nhận được công thư số FS-NV-7/3636 của FSVPS kèm theo Dự thảo Báo cáo thanh tra do FSVPS tiến hành thanh tra tại Việt Nam từ  ngày 30-11-2015 đến 4-12-2015 đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Liên minh Kinh tế Á-Âu.

Kết quả cho thấy, FSVPS đã phát hiện hàng loạt sai lỗi tại các doanh  nghiệp gồm: Công ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu – Nhà máy số 1 (DL 01); Công ty CP Hùng Vương (DL 308); Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Kiên Cường (DL 409); Công ty CP Thủy sản Me Kong (DL 183); Công ty CP chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh (DL 69); Công ty TNHH công nghiệp thủy sản Miền Nam (DL 14); Chi nhánh Công ty CP Thủy sản số 4 - Đồng Tâm (DL 516) và Công ty TNHH Hùng Vương- Vĩnh Long (DL 36).

Các sai lỗi điển hình là: Hệ thống truy xuất nguồn gốc tại doanh nghiệp không được đảm bảo về bảo quản và xử lý sản phẩm không đạt chuẩn. Trong các kho lạnh bảo quản thành phẩm trên giá chung với thành phẩm đông lạnh còn đặt lộn xộn với các sản phẩm không đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý doanh nghiệp không nắm vững các yêu cầu trong văn bản quy phạm của Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên bang Nga,  không cung cấp bằng chứng bằng văn bản về việc đào tạo cho nhân viên các yêu cầu của Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên bang Nga.

Ngoài ra, một trong những sai lỗi được FSVPS đã chỉ ra là các yêu cầu của Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên bang Nga không được đưa vào hệ thống quản lý chất lượng HACCP của doanh nghiệp đối với các sản phẩm dành cho xuất khẩu, trong khi đó có các yêu cầu của quy định quốc gia và tiêu chuẩn của EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đặc biệt, có doanh nghiệp, việc chứng nhận sản phẩm dành cho xuất khẩu được thực hiện mà không có sự kiểm tra của đại diện Nafiqad đối với lô hàng xuất đi. Chứng thư được cấp 1-2 ngày trước khi hàng được xuất đi. Việc chuyển hàng lên phương tiện chuyên chở được thực hiện mà không có sự giám sát của đại diện Nafiqad.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad cho biết: Đối với các doanh nghiệp phát hiện có sai lỗi kể trên, Nafiqad yêu cầu doanh nghiệp rà soát, nghiên cứu các sai lỗi do Đoàn thanh tra FSVPS phát hiện trong quá trình thanh tra, trên cơ sở đó thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp.

Đồng thời, lập báo cáo (cả tiếng Việt và tiếng Nga) gửi về Nafiqad trước ngày 25-4 (bản điện tử gửi về địa chỉ [email protected]) để tổng hợp và trả lời FSVPS. Báo cáo cần kèm theo các bằng chứng chứng minh các sai lỗi đã được khắc phục (ảnh hiện trạng, kết quả kiểm nghiệm,..).

Báo Hải Quan, 06/04/2016
Đăng ngày 08/04/2016
Thanh Nguyễn
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:07 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:07 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:07 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:07 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:07 26/11/2024
Some text some message..