Phát triển cá tra không thể mãi kiểu mua là bán!

Nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng ĐBSCL là yếu tố cốt lõi hiện nay để khẳng định thương hiệu và phát triển.

phát triển cá tra
Chất lượng sẽ quyết định thương hiệu cá tra (Ảnh: Vietq)

Hôm nay (19/12), tại Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu chỉ ra những tồn tại gây cản trở sự phát triển thị trường và giá trị của cá tra vùng ĐBSCL hiện nay đã làm ảnh hưởng tới sản lượng và giá thành.

Theo đó, những tồn tại mà đại biểu nêu lên như chất lượng giống cá tra chưa cao gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm; tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do nguồn nước nuôi trồng chưa được quy hoạch một cách khoa học và đúng nguyên tắc; hiệu quả sản xuất thấp, lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người dân chưa tương xứng.

Đồng thời, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, khâu tổ chức xuất khẩu chưa tốt và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng các rào cản thương mại; nguồn vốn chưa được giải quyết một cách căn bản so với yêu cầu thực tế; vấn đề liên kết trong sản xuất còn thiếu chặt chẽ; quy hoạch các doanh nghiệp chế biến còn nhiều tồn tại.

Để giải quyết những tồn tại trên, hàng loạt các giải pháp được đặt ra tại hội thảo. Trong đó, việc thành lập Quỹ xúc tiến thương mại cá tra được hình thành từ nguồn thu xuất khẩu cá tra và vấn đề về thương hiệu được các đại biểu cho rằng là then chốt để từ đó đưa cá tra trở thành mặt hàng rộng rãi trên toàn thế giới.

Chính vì vậy, việc nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng ĐBSCL là yếu tố cốt lõi hiện nay. Đặc bệt, trong quy trình nuôi trồng, việc sử dụng ngũ cốc hay bột cá là rất quan trọng để gia tăng chất lượng cá tra.

Ông Nguyễn Thành Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty VietEuro cho rằng phải tận dụng những thế mạnh của vùng để phát triển thương hiệu cá tra. Có như vậy đầu ra của cá tra mới được đảm bảo và ổn định. Cần phải đi theo thế mạnh của mình kể cả về truyền thông, xúc tiến thương mại; liên kết với các nhà nhập khẩu để cùng với họ sản xuất chứ không dừng lại ở hợp tác cấp thấp là họ mua thì bán.

Theo dự báo của Hiệp hội cá tra Việt Nam, đến năm 2015 sản lượng cá tra tiêu thụ nội địa tăng 100%, đến năm 2020 là 300% so với năm 2012. Trong đó, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu cá tra đến năm 2015 đạt 2,2 tỷ USD/năm và năm 2020 là 3 tỉ USD/năm. Do vậy, việc cần thiết nhất lúc này phải nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng sản phẩm cá tra, quảng bá chất lượng và thương hiệu cá tra của nước ta góp phần vào thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra, nâng cao thu nhập cho người nuôi và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho biết, để nâng cao giá trị con cá tra vùng ĐBSCL, có rất nhiều giải pháp từ việc xây dựng thương hiệu cho tới mở rộng thị trường. Vì thị trường rộng sẽ tiêu thụ được nhiều, giá trị con cá tra sẽ tăng lên. Đồng thời, việc giám sát kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào phải được kiểm soát tốt; phải chế biến nhiều mặt hàng giá trị gia tăng.../.

VOV-ĐBSCL, 19/12/2013
Đăng ngày 19/12/2013
Hải Phong
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 18:55 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 18:55 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 18:55 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 18:55 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 18:55 17/12/2024
Some text some message..