Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi

Hiện đang là cao điểm mùa mưa, tuy nền nhiệt giảm, mức chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không cao, nhưng môi trường ao nuôi luôn biến động, một số bệnh trên tôm nuôi sẽ phát sinh, như bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh mềm thân , hiện tựợng tôm bị sốc do nhiệt độ tăng, giảm đột ngột, phát sinh khí độc dưới đáy ao, rong tảo cũng có cơ hội bùng phát.

Kiểm tra môi trường nước
Kiểm tra môi trường nước để phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi.

Hiện tôm nuôi ở Sóc Trăng đang gia đoạn phát triển, những biến động về môi trường ao nuôi, xuất hiện một số bệnh trên tôm đã khiến nông dân lo lắng, ông Nguyễn Văn Dùng ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “ Tôm nuôi chính vụ năm nay đáng lo nhất là khi thời tiết nắng kéo dài rồi lại mưa vài ba ngày. Thời tiết năm nay thấy còn khó khăn nhiều hơn vụ nuôi tôm năm rồi.”

Sự biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi do thay đổi nhiệt độ, độ mặn là nguyên nhân gây thiệt hại, thạc sĩ Võ Văn Bé - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phân tích: “ Khi thời tiết nắng nóng và mưa kéo dài thì các yếu tố môi trường thay đổi kéo theo độ mặn, độ pH cũng thay đổi đột ngột, khoáng chất cung cấp cho tôm tạo vỏ khi lột cũng giảm dần. Mưa kéo dài làm cho các vật chất hữu cơ dưới nền đáy áo nhiều, nhưng sự phân hủy thì ít đi; Rồi lại gặp nắng kéo dài , nhiệt độ tăng cao và các vật chất hữu cơ tích tụ dưới nền đáy ao bắt đầu hoạt động nhanh trở lại, góp phần cho các vi khuẩn trong ao bùng phát làm biến động độ pH trong ngày, biến đổi màu nước…sẽ làm cho con tôm bị bệnh.”

Quản lý ao nuôi tôm trong mùa mưa là rất khó khăn, những biến động thất thường của thời tiết sẽ tạo nên sự mẫn cảm đối với tôm nuôi, đó cũng là nguyên nhân mầm bệnh bùng phát , thạc sĩ Võ Văn Bé có những lưu ý sau: “ Nếu gặp mưa nhiều thì bà con có thể thay bớt tầng mặt nước ở trên rồi tiến hành tạt khoáng dinh dưỡng tạo vỏ cho tôm tốt hơn, sử dụng VitamimC cho tôm ăn để tăng sức đề kháng chống lại sự biến động của môi trường, khi nắng lại  bà con cần sử dụng thuốc diệt khuẩn để sát khuẩn các mầm bệnh, đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học để các vi sinh hấp thu khí độc dưới nền đáy ao. Bên cạnh đó bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm , chỉ cần cho ăn từ đủ đến thiếu trong giai đoạn này để con tôm vận động tăng sức đề kháng.”

kiểm tra vuông tôm
Thường xuyên kiểm tra vuông tôm để sớm phát hiện sự thay đổi môi trường trong ao nuôi

Các cơ quan chuyên môn của Sở NN & PTNT Sóc Trăng đã tăng cường các biện pháp quan trắc môi trường, cảnh báo mầm bệnh để hỗ trợ hộ nuôi tôm ứng phó hiệu quả với diễn biến bất thường của thời tiết, bởi đây là giai đoạn dễ xảy ra rủi ro nếu các biện pháp kỹ thuật không chặt chẽ.  

Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, 14/08/2015
Đăng ngày 14/08/2015
Văn Hòa
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:22 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:22 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:22 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:22 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:22 25/11/2024
Some text some message..