Quản lý con giống: Nhập nhằng, khó kiểm soát

Hiện nay, công tác quản lý con giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên gặp nhiều khó khăn, còn nhiều cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trong hoạt động sản xuất giống thủy sản. Riêng đối với tôm hùm giống nhập khẩu, công tác quản lý về số lượng, chất lượng càng khó khăn hơn bởi còn nhập nhằng trong công tác phân cấp quản lý.

kiểm tra con giống
Người nuôi tôm kiểm tra con giống trước khi thả nuôi. Ảnh: Anh Ngọc

Nhiều cơ sở vi phạm

Theo Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 47 cơ sở sản xuất giống thủy sản, trong đó có 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc), 16 cơ sở được cấp giấy đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, các cơ sở còn lại có quy mô nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trong hoạt động sản xuất giống thủy sản.

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn, kéo theo một số cơ sở sản xuất giống thủy sản phải tạm dừng hoạt động, sản lượng giống thủy sản đã sản xuất khoảng 593 triệu con, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tôm sú (giảm 51% so với cùng kỳ năm 2019). Theo bà Lê Thị Hằng Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT), từ tháng 3-7/2020, Sở NN-PTNT đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành 2 đợt kiểm tra tại 25 cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Qua kiểm tra, đa số các cơ sở này thực hiện chưa đầy đủ các quy định như chưa thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản, chưa xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng giống thủy sản, không ghi chép và lưu trữ hồ sơ, chưa quy định thời gian sử dụng giống thủy sản bố mẹ, chưa thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông. Do các cơ sở này chưa nắm rõ các quy định về quản lý giống thủy sản và tình hình sản xuất gặp khó khăn nên đoàn kiểm tra thống nhất không xử lý vi phạm hành chính mà chỉ nhắc nhở, đồng thời yêu cầu các cơ sở vi phạm cam kết sớm khắc phục những thiếu sót trên.

Đầu tháng 7/2020, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với các cơ quan chức năng ở Phú Yên tiến hành thanh tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản tại phường Hòa Hiệp Trung (TX Đông Hòa). Qua kiểm tra 4 cơ sở, đoàn công tác phát hiện có 2/4 cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; 1/4 cơ sở không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất; 1/4 cơ sở không công bố tiêu chuẩn cơ sở; 3/4 cơ sở kinh doanh giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú bố mẹ không có nguồn gốc, xuất xứ.

Tổng cục Thủy sản đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cơ sở này với số tiền 155 triệu đồng, buộc tiêu hủy 2.100 con tôm thẻ chân trắng và 4 con tôm sú bố mẹ không rõ nguồn gốc, xuất xứ; buộc tiêu hủy 60 triệu Nauplius tôm thẻ chân trắng, 200.000 con tôm sú PL20 về hành vi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

Theo ông Kiều Trung Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra (Tổng cục Thủy sản), đây là số lượng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện. Còn đối với số Nauplius bán từ các cơ sở này, qua xác minh trung bình hơn 100 triệu con mỗi năm, cung cấp cho các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận để hợp thức hóa thành tôm có nguồn gốc, bán với giá tôm có thương hiệu, giá cao.


Kiểm tra chất lượng tôm giống tại cơ sở sản xuất giống thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Ảnh: Anh Ngọc

Tôm hùm giống ngoại nhập: giá rẻ, tỉ lệ sống thấp

Hiện nay ở Phú Yên, việc khai thác tôm hùm giống trong tự nhiên để cung cấp nuôi thương phẩm số lượng không nhiều, trong khi nhu cầu con giống tôm hùm ngày càng tăng cao, do đó con giống tôm hùm cung cấp cho người nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhập từ nước ngoài về (Indonesia, Philippines).

Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Phòng Kinh tế (TX Sông Cầu), cho biết: Một trong những khó khăn hiện nay đối với công tác quản lý nuôi thủy sản lồng bè ở TX Sông Cầu là việc kiểm soát số lượng, chất lượng tôm hùm giống nhập về địa phương. Con giống tôm hùm khai thác trong tự nhiên có giá dao động từ 150.000-200.000 đồng/con, trong khi tôm hùm giống nhập khẩu về địa phương có thời điểm chỉ còn 20.000 đồng/con.

Theo thông tin phản ảnh từ người nuôi, chất lượng tôm hùm giống nhập về không ổn định, có đợt tỉ lệ sống 80-90%, nhưng có đợt tỉ lệ sống chỉ khoảng 30% mà không rõ nguyên nhân. Chính vì việc nhập tôm giống với số lượng nhiều và giá rẻ nên người nuôi ồ ạt đóng thêm lồng bè, nuôi ngoài vùng quy hoạch... làm cho công tác quản lý ở địa phương gặp nhiều khó khăn.

Theo Sở NN-PTNT, mặc dù địa phương và các ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý, nhằm kiểm soát số lượng, chất lượng tôm hùm giống nhập về tỉnh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng vận chuyển, kinh doanh tôm hùm giống trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát; đầu mối kinh doanh tôm hùm giống tại các địa phương trong tỉnh thường trốn tránh kiểm tra, không tuân thủ quy định về quản lý giống.

Trong khi đó, người nuôi chưa quan tâm và hầu như không yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, xét nghiệm bệnh cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng…

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Con giống tôm hùm được nhập từ nước ngoài về chủ yếu bằng đường hàng không, từ cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), sau đó được đưa về sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) rồi phân phối đi các tỉnh thông qua các đầu mối trung gian.

Theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thì Chi cục Thú y vùng thuộc Cục Thú y thực hiện lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra bệnh, cách ly kiểm dịch trong vòng 10 ngày đối với các lô tôm hùm giống nhập khẩu về Việt Nam.

Như vậy, việc cách ly, kiểm dịch đối với tôm hùm giống nhập khẩu được chủ lô hàng thực hiện đầy đủ theo đúng quy định, đảm bảo điều kiện để tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, việc vận chuyển lô hàng từ nơi cách ly về các tỉnh, các chủ hàng hầu như chưa thực hiện kiểm dịch xuất tỉnh theo quy định. Đầu mối bán và giao tôm giống trực tiếp tại vùng nuôi, số lượng tôm hùm giống nhập về Phú Yên hàng trăm triệu con giống mỗi năm nhưng các doanh nghiệp không phối hợp với địa phương nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Nguyễn Tri Phương, để công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm giống nhập khẩu chặt chẽ hơn, tỉnh đã kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo Cục Thú y, Chi cục Thú y vùng yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu tôm hùm giống phải đăng ký địa điểm cách ly thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên đối với các lô hàng nhập về bán tại Phú Yên.

Trường hợp cách ly tại tỉnh khác thì cho phép tỉnh Phú Yên tái kiểm dịch và cách ly trước khi bán cho người nuôi. Bộ NN-PTNT cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn cụ thể cho địa phương quy trình xử lý, tiêu hủy các lô tôm hùm giống không thực hiện kiểm dịch theo quy định. Bộ NN-PTNT cũng cần có quy định cụ thể về quản lý, kiểm soát chất lượng đối với giống tôm hùm khai thác tự nhiên, ương dưỡng tại địa phương.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 07/10/2020
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 01:32 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 01:32 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 01:32 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 01:32 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:32 26/12/2024
Some text some message..