Quảng Nam: Nuôi tôm nước lợ vụ 2 – 2012: Tăng diện tích, giảm sản lượng

Những ngày qua nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch tôm thẻ chân trắng vụ 2 và có không ít hộ đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá đây vẫn là vụ nuôi chưa đem lại hiệu quả cao do dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra, sản lượng sụt giảm.

dau tu nuoi tom quang nam
Mô hình nuôi tôm của ông Nguyễn Tiến, người vừa có vụ nuôi thành công - Ảnh: Q.Việt

Những điểm sáng

Ông Trần Công Thành nuôi tôm thẻ chân trắng trong 24 ao lót bạt có tổng diện tích hơn 10ha tại thôn 6 (xã Tam Hòa, Núi Thành). Vụ này ông thu được hơn 70 tấn tôm. Vì nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp, tôm nuôi đạt kích cỡ lớn khi thu hoạch (40 - 80 con/kg) nên ông bán được giá cao (100 - 150 nghìn đồng/kg). Với 70 tấn tôm, sau khi trừ chi phí, ông Thành thu được khoảng 400 triệu đồng. Ngay trong khi thu hoạch, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình ông là điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức và người nuôi tôm trong và ngoài tỉnh. Ông Thành cho biết: “Vấn đề cốt lõi nhất trong nuôi tôm nước lợ là làm sao đảm bảo cho tôm nuôi sinh trưởng tốt nhất, không xảy ra dịch bệnh. Ngoài chuyện thả con giống chất lượng thì cần phải tránh tác động xấu của thời tiết và đảm bảo nguồn nước chất lượng. Chúng tôi lấy nước trực tiếp từ biển, bão hòa độ mặn bằng nguồn nước tự đóng…”.

Tại vùng triều ven sông, gia đình ông Nguyễn Tiến (thôn Long Bình, Tam Nghĩa, Núi Thành) đầu tư lót bạt nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1,2ha. Ông Tiến đã xây thêm 2 ao chứa lắng với diện tích 1ha để điều hòa nguồn nước được lấy từ vùng triều. Với 3 ao nuôi 4.000m2, vụ này ông thả 700 nghìn con giống chất lượng cao từ Công ty Giống CP. Ngoài ao chứa lắng, ông cũng đầu tư thêm lưới bao bọc phía trên 3 ao nuôi để hạn chế các yếu tố tác động từ bên ngoài. Nhờ tôm nuôi phát triển tốt, gia đình ông thu hoạch được 10 tấn, doanh thu 1,3 tỷ đồng, lãi khoảng 500 triệu đồng.

Tại huyện Thăng Bình, ở vụ nuôi này gia đình ông Nguyễn Văn Thọ (thôn Phước An 1, xã Bình Hải) đầu tư nuôi 24 ao tôm thẻ chân trắng trên 48.000m2. Vụ này, ông thu hoạch được 2,5 tấn trên mỗi ao nuôi, tổng doanh thu đạt gần 6 tỷ đồng. “Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đem lại lợi nhuận rất cao. Sau khi khấu hao chi phí và chi trả nhân công, gia đình chúng tôi đã thu được lợi nhuận hơn 600 triệu đồng chỉ trong 1 vụ nuôi. Diện tích thả nuôi càng lớn thì càng tiết kiệm được chi phí, bởi vậy nếu không có gì bất trắc, gia đình chúng tôi sẽ mở rộng diện tích thả nuôi trong thời gian tới” - ông Thọ cho biết.

Chưa hiệu quả

Bên cạnh thành công của một vài hộ nuôi, ở vụ 2 năm nay dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn xảy ra gây nhiều thiệt hại cho người dân. Nếu như diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở vụ 1 là 1.300ha (1.000ha ở vùng triều, 300ha trên cát) thì ở vụ 2, diện tích thả nuôi tăng lên 1.500ha (1.200ha ở vùng triều, 300ha trên cát). Trong khi đó, ngược lại, sản lượng thu hoạch ở vụ 1 đạt 4.300 tấn (3.000 tấn ở vùng triều, 1.300 tấn nuôi trên cát) thì sản lượng thu hoạch ở vụ 2 sụt giảm xuống còn 3.400 tấn (1.500 tấn ở vùng triều và 1.900 tấn nuôi trên cát). Sự sụt giảm về sản lượng thu hoạch của vụ 2 so với vụ 1 đã kéo theo năng suất thấp đáng kể so với vụ 1 (2,3 tấn/ha ở vụ 2 và 3,3 tấn/ha của vụ 1).

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, thời gian qua đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh trên tôm nuôi, quản lý môi trường nước trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo sản xuất trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Người dân vẫn chưa nghiêm túc chấp hành lịch thời vụ và kiểm dịch con giống. “Thời gian qua, việc phát hiện và xử lý các trường hợp tôm nuôi bị các bệnh nguy hiểm chưa được kịp thời. Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh, chi cục đến vùng nuôi lấy mẫu, phân tích và trả lời kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, đơn vị chỉ dừng lại ở mức kiểm tra, thông báo kết quả, hướng dẫn người nuôi và địa phương thực hiện biện pháp xử lý và khống chế bao vây. Do vi rút đốm trắng phát tán nhanh trong điều kiện ao nuôi sơ sài mà nguồn hóa chất dự phòng lại không có sẵn nên việc lây lan nhanh mầm bệnh là điều khó tránh khỏi” - ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam nói.        

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho biết, vấn đề quản lý chất lượng con giống trên địa bàn tỉnh hiện chưa được toàn diện nên con giống kém chất lượng vẫn tràn lan. Nguyên nhân của hạn chế này là do người nuôi vẫn còn mang tâm lý sợ sệt, trốn tránh, không hợp tác với cơ quan quản lý để kiểm tra chất lượng con giống. Bà Tâm kiến nghị: “Để đảm bảo hiệu quả trong nuôi tôm nước lợ nói riêng, trong nuôi trồng thủy sản nói chung, thời gian tới Quảng Nam cần quan tâm bố trí nguồn hóa chất clorin A dự phòng (ngay từ cuối năm) để đơn vị có thể chủ động giúp nông dân phòng, chống dịch bệnh khi bước vào sản xuất vụ đầu năm đến. Việc tổ chức các lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi cho cán bộ thủy sản địa phương cũng rất cần thiết”.

Theo Báo Quảng Nam
Đăng ngày 16/10/2012
Nguyễn Quang Việt
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 16:41 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 16:41 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:41 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 16:41 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 16:41 08/11/2024
Some text some message..