Quảng Ninh: Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản (Sở NN&PTNT) làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên 2 tiểu vùng với 8ha; huyện Đầm Hà 1 tiểu vùng diện tích 4ha và huyện Hải Hà 1 tiểu vùng với diện tích 4ha. Công nghệ nuôi áp dụng trong vùng dự án nuôi cá rô phi với mật độ thả là 3 con/m2; cỡ giống thả từ 5-7cm/con; thời gian nuôi 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11-2015). Qua quá trình khảo sát đã chọn ra được 50 hộ dân tham gia tại 4 tiểu vùng ở các địa phương.

cá rô phi
Kiểm tra chất lượng cá rô phi (Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015) tại các huyện miền Đông.

Gia đình ông Vũ Duy Thảo, thôn Hải Sơn, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà là một trong những hộ tham gia dự án, ông cho biết: Sau hơn 3 tháng triển khai nuôi cá rô phi tập trung trên diện tích mặt ao với hơn 1 vạn con giống thả từ đầu vụ, mật độ thả 3 con/m2, cỡ giống thả từ 5-7cm/con đến nay tốc độ cá rô phi trưởng thành nhanh, trọng lượng cá đều nhau bình quân từ 800gam đến 1kg. Ông Thảo cho biết thêm: Trước đây gia đình ông đã từng nuôi cá rô phi, nhưng do chất lượng con giống không đảm bảo cung cách sản xuất, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, nên năng suất, chất lượng thấp, trọng lượng cá chênh lệch lớn trong cùng một thời gian chăn thả. Nhưng nay với sự hỗ trợ về vốn và sự chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng bộ con cá rô phi đã chứng minh được những ưu điểm quan trọng.

Để triển khai hiệu quả dự án, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chủ động cử cán bộ phối hợp với các địa phương tổ chức các đợt tập huấn cho từng tiểu vùng theo đúng tiến độ và chu kỳ nuôi với nội dung như: kỹ thuật nuôi cá rô phi đảm bảo ATTP; phòng và trị bệnh cho cá rô phi; VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản. Theo đó, Chi cục đã tổ chức tập huấn cho 261 lượt người tham gia, thông qua lớp tập huấn các chủ hộ nuôi cá đã có kiến thức cơ bản về nuôi cá rô phi thâm canh theo hướng tập trung và biết cách vận dụng tối đa vào mô hình nuôi thực tiễn của gia đình. Đặc biệt Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chủ động cử cán bộ trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật (mỗi tiểu vùng 2 cán bộ) thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã nơi thực hiện dự án và các cán bộ làm công tác khuyến nông - khuyến ngư tại địa phương để chỉ đạo thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Đối với các hộ dân đã tiếp nhận dự án một cách tích cực bằng việc tham gia đầy đủ các chương trình mà dự án triển khai, đặc biệt là tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, thông qua các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp tại ao đầm nuôi, trong quá trình triển khai đã phát hiện kịp thời các vấn đề còn hạn chế từ phía người dân, cũng như cán bộ kỹ thuật để điều chỉnh các yếu tố phát sinh kịp thời, đúng tiến độ, từ đó phối hợp nhịp nhàng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đảm bảo đạt được các chỉ tiêu của dự án đề ra.

Xác định rõ trong nuôi trồng thuỷ sản, lấy phương châm “Phòng bệnh là chính - chữa bệnh khi cần thiết”. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm 2015 ngay từ đầu vụ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã chỉ đạo các cán bộ phụ trách tại 4 tiểu vùng lên kế hoạch hướng dẫn chi tiết cho các hộ tham gia dự án, tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt từ các khâu như: cải tạo, vệ sinh ao đầm nuôi; lấy nước vào ao nuôi trước khi thả giống; chăm sóc quản lý,... áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi thả. Bởi vậy, năm 2015 mặc dù có những diễn biến lớn về tình hình bệnh dịch trên tôm nuôi tại một số địa phương, đặc biệt trận mưa lụt lịch sử trên địa bàn tỉnh, kéo dài cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, song tại các tiểu vùng thực hiện dự án nuôi cá rô phi về cơ bản không thấy hiện tượng bệnh dịch xảy ra trên cá ở các hộ nuôi.

Qua đánh giá kết quả nuôi cho thấy 50 hộ/50 hộ nuôi đều đạt năng suất trên 10,5 tấn/ha theo dự kiến, đạt 100% so với chỉ tiêu của dự án đề ra, năng suất nuôi trung bình toàn dự án đạt 11,73 tấn/ha; năng suất cá nuôi thấp nhất đạt 10,80 tấn/ha; năng suất cá nuôi cao nhất đạt 13,06 tấn/ha. Tổng sản lượng cá nuôi của dự án trên 4 tiểu vùng với tổng diện tích là 16ha đạt 187.858 tấn, vượt hơn so với kế hoạch là trên 20 tấn cá. Tổng doanh thu của các tiểu vùng đạt gần 6 tỷ đồng; doanh thu trung bình/ha đạt trên 374 triệu đồng. Đồng chí Đặng Khánh Hùng, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Nuôi trồng Thuỷ sản cho biết: Nhìn vào kết quả trên có thể khẳng định Dự án nuôi cá rô phi cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, gấp 3-5 lần so với trồng lúa (khoảng 15 triệu đồng/ha) đặc biệt những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả. Điều này khẳng định chủ trương phát triển mở rộng dự án nuôi cá rô phi tại các huyện khu vực miền Đông của tỉnh là đúng hướng và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân. Kết quả dự án là nền móng để xây dựng vùng nuôi cá rô phi tập trung theo hướng công nghiệp, nhằm phát huy tối đa hiệu quả cơ sở hạ tầng vùng nuôi, tạo việc làm, có thu nhập cao và ổn định cho nông dân, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu lớn phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.

Báo Quảng Ninh, 24/11/2015
Đăng ngày 25/11/2015
Hiếu Trân
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:26 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:26 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:26 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:26 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:26 25/11/2024
Some text some message..