Sản xuất thành công giống nhân tạo cá hồng bạc ở Việt nam

Đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) tại Khánh Hòa, do thầy giáo Nguyễn Địch Thanh, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm đã mở ra nhiều cơ hội trong vấn đề chọn đối tượng mới cho ngành nuôi trồng thủy sản.

de ca hong bac
Kiểm tra trứng cá Hồng bạc

Đề tài được triển khai nghiên cứu từ nhiều năm nay và chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 đã nghiên cứu sản xuất hơn 20 nghìn con cá giống cỡ 3–5cm. Sau khi thực hiện thành công việc sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc, được sự đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 2. Nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 2010 - 2012 đến nay cơ bản đã hoàn thành trong giai đoạn chuyển giao công nghệ, đã sản xuất ra 50 nghìn con cá giống cỡ 2 – 3cm, đang trong giai đoạn chuyển giao công nghệ cho người nuôi một số huyện, thành phố như: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh.

Cá hồng bạc được xem là một trong những đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao, giá bán trên thị trường khoảng hơn 200 nghìn đồng/kg, sinh trưởng và phát triển nhanh. Có thể nuôi được trong ao và nuôi bằng lồng trên biển. Quy trình kỷ thuật phải bảo đảm các yếu tố; độ mặn từ 20 – 32%o, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển từ 26 – 30oC, độ pH 7,5 – 8,5, mật độ nuôi thâm canh từ 3 – 5 con/m2, nuôi bằng lồng biển thả từ 80 –100 con/m3, khi cá lớn thì phân cỡ, san thưa mật độ 10 – 20/m3 lồng.

Hiện nay, nguồn giống tự nhiên rất hiếm và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo loài cá này rất khó, nên lượng giống không đủ cung cấp cho người nuôi. Theo thầy Nguyễn Địch Thanh, người nuôi muốn thành công và đạt hiệu quả năng xuất cao thì ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên, cần phải bảo đảm môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm, phải thay nước thường xuyên. Đối với những nơi nguồn nước khó khăn thì phải xử lý dưới đáy ao bằng các chế phẩm sinh học. Ngoài ra, đây là loài cá dữ ăn thịt, trong quá trình nuôi thường sử dụng thức ăn là cá tạp dễ gây ô nhiễm môi trường. nếu nuôi với quy mô lớn thì nên sử dụng các loại thức ăn tổng hợp để bảo đảm môi trường ao nuôi tốt, hạn chế ô nhiễm.

Đề tài thành công góp phần tạo điều kiện cho người nông dân vươn lên thoát nghèo, chọn đối tượng phù hợp mang lại thu nhập đáng kể, cải thiện được môi trường giảm chi phí trong sản xuất. Đề tài được các chuyên gia đánh giá rất cao và Khoa Nuôi trồng Thủy sán, Trường ĐH Nha Trang là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc ở Việt nam.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 03/10/2012
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:34 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:34 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:34 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:34 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:34 25/11/2024
Some text some message..