Siêu thâm canh – Trụ đỡ cho cá tra trỗi dậy

Cần những gì để tối ưu hóa lợi ích khi phát triển mô hình nuôi cá tra siêu thâm canh.

cá tra siêu thâm canh
Mô hình siêu thâm canh có thể mang nhiều thành tựu mới cho ngành cá tra.

Cùng với tôm thẻ chân trắng, cá tra là sản phẩm thủy sản được coi là chủ lực của nghề NTTS tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng, quy mô và công nghệ nuôi cá tra, nhưng trong tương lai chúng ta sẽ phải đối mặt về sự cạnh tranh từ nhiều quốc gia trong khu vực châu Á. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá tra tại các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh hay thậm chí là UAE đang cho thấy vị thế của nghề cá tra của Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, hay giá nguyên liệu sản xuất thức ăn leo thang do giá nguyên liệu tăng, thì chúng ta vẫn còn nhiều những tồn đọng từ nội tại trong việc sản xuất và quản lý chuỗi giá trị.

Đặc biệt, tiếp tục cải thiện kỹ thuật và cập nhật công nghệ nuôi cá tra được xem như giải pháp nhằm kìm hãm chi phí sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận cho người nuôi. Nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu với các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.Vậy, cần những điều kiện gì để đưa mô hình này với cá tra?

Cải thiện khâu sản xuất giống

Theo báo cáo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, toàn vùng ĐBSCL hiện có hơn 230 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra và gần 4000 hộ ương nuôi cá giống với diện tích khoảng 3500 ha; sản lượng cá bột sản xuất ước đạt hơn 16 tỷ con/năm, tập trung ở các địa phương như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và An Giang.

Tuy nhiên, tình hình nuôi thực tế những năm gần đây ghi nhận giống cá tra đang dần bị thoái hóa về sự tăng trưởng và tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 40 – 50%. Nguyên nhân có thể đến từ chất lượng của các đàn cá bố mẹ hoặc cũng có thể đến từ các trại giống, nơi mà cường độ sử dụng kháng sinh và hóa chất trong quá trình ương cá khó có thể được kiểm soát. Điều này ngay lập tức có thể giữ được đầu con giống cho trại, nhưng khi chuyển đến người nuôi thương phẩm thì cá đã bị tổn thương sau khi dùng kháng sinh, hóa chất thì rất khó có thể đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng.

sản xuất giống cá tra

Để hoàn thiện và bứt phá về con giống cá tra, năm 2018, Bộ NN-PTNT đã triển khai Dự án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”. Mục tiêu của Đề án này là nhằm đáp ứng nhu cầu con giống chất lượng cao, ổn định nguồn cung và nhu cầu về nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi liên kết; góp phần phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Kết quả bước đầu đã mang lại những tín hiệu đáng kỳ vọng khi các doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tạo chuỗi liên kết sản xuất giống. Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) hiện sở hữu khu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao, mỗi năm sản xuất ra khoảng 360 triệu con giống cá tra chất lượng cao phục vụ cho các vùng nuôi của Công ty và cung cấp cho thị trường.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Việt – Úc là doanh nghiệp đầu tiên xây dựng khu nghiên cứu chọn lọc đàn cá bố mẹ và sản xuất cá tra giống công nghệ cao trên diện tích gần 104 ha ở xã Vĩnh Hoà, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Tại đây sở hữu khoảng 44.000 cá tra bố mẹ (trong đó 4.000 con đang cho sinh sản ổn định), và sẽ cung cấp khoảng 50 triệu con cá tra giống đảm bảo chất lượng và mỗi năm tiếp theo cung cấp khoảng 1 tỷ con, đáp ứng nhu cầu thả nuôi của doanh nghiệp và các hộ dân trong vùng.

sản xuất giống cá tra

Công ty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) đã thành lập và đặt trụ sở Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn (tại ấp Vĩnh Bường, thị xã Tân Châu, An Giang). Đồng thời tập trung triển khai Dự án sản xuất giống cá tra 3 cấp ứng dụng công nghệ cao tại đây. Với quy mô diện tích 48,3ha, dự án đặt mục tiêu cung cấp 1,6 tỷ con cá hương và 30 triệu con cá tra giống/năm.

Đặc biệt, vừa qua, Đại học Cần Thơ cùng với các đối tác đến từ Bỉ đã thực hiện dự án PANGAGEN – phát triển giống cá tra chịu mặn. Kết quả bước đầu đã tạo ra những đàn cá giống có thể sống ở độ mặn 5 – 10 ppt. Đây rõ ràng là một hướng đi phù hợp trong bối cảnh ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu trong nhiều năm tới. 

Cải thiện dinh dưỡng và thức ăn của cá tra

Ba năm trở lại đây, tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung hay thức ăn thủy sản nói riêng đã, đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Từ cuối năm 2020, giá cả nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn cho động vật đã gia tăng mạnh do tác động của đại dịch đến chuỗi cung ứng. Đà tăng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi 2021 vẫn là năm đặc biệt khó khăn với ngành sản xuất thức ăn khi giá sản phẩm gia súc, gia cầm và thủy sản liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có 11 lần điều chỉnh tăng, tăng bình quân 16 - 36% so với cùng kỳ năm 2020. Giá tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc như ngô hạt (35,1%), khô dầu đậu tương (35,5%), sắn lát (19,2%).

Và với bối cảnh khủng hoảng tại Ukranie vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt, giá nguyên liệu được dự báo sẽ còn tăng mạnh khi Nga và Ukraine lần lượt là các quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ nhất và thứ tư thế giới. Hai quốc gia này hiện chiếm khoảng 29% sản lượng xuất khẩu lúa mỳ và 19% sản lượng ngô. Bên cạnh đó, một số quốc gia như Mỹ, Brazil hay cả EU đã dự báo giá ngô, đậu nành vẫn sẽ tăng cao do nguy cơ hạn hán kéo dài và biến đổi khí hậu ở những quốc gia và khu vực này.

Nhu cầu về xuất khẩu cá tra sang EU, Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ thuận với phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Do đó, việc điều chỉnh chi phí sản xuất hợp lý, mà phần chính ở đây là thức ăn là điều nên làm sớm hơn lúc này. Đây cũng là phần lưu ý lớn nếu muốn chuyển cá tra sang mô hình siêu thâm canh bởi chỉ một phần nhỏ trong chi phí thức ăn sẽ làm giá thành và chi phí sản xuất biến động lớn. Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng các nguyên liệu hoặc các chất phụ gia thay thế một phần những nguyên liệu truyền thống và mang nhiều tính cạnh tranh vẫn có thể đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cho cá tra. 

thức ăn cá tra

Năm 2018, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ thức ăn và Sau thu hoạch Thủy sản thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài xây dựng công thức thức ăn nâng cao tăng trưởng, tỷ lệ sống, khả năng miễn dịch và tích lũy HUFA của cá tra thông qua con đường dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy tăng trọng của cá và hệ số thức ăn tốt hơn khi sử dụng thức ăn đáp ứng nhu cầu các acid béo cao không no và các chất bổ sung vitamin, khoáng thích hợp.

Một nghiên cứu khác của đại học Jalan (Malaysia) cũng được thực hiện với mục đích đánh giá ảnh hưởng của hai loại protein thủy phân từ phụ phẩm cá và tôm nhằm thay thế bột cá trong thức ăn của cá tra. Kết quả cho thấy cả hai loại protein đều có tác động tích cực đến sự tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá so với bột cá thông thường.

Mới đây nhất, các nhà khoa học Ấn Độ cũng tìm ra tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột ấu trùng ruồi lính đen trong thức ăn của cá tra. Theo đó, bột cá có thể được thay thế bằng bột ấu trùng ruồi lính đen với tỷ lệ lên tới 60% và ở mức là 174 g/kg trong thức ăn của cá tra giai đoạn giống. Thái Lan cũng đã thử nghiệm thay thế bột cá bằng bột men bia Saccharomyces cerevisiae với tỷ lệ phù hợp là 45% để cải thiện hiệu suất tăng trưởng của cá tra.

thay thế bột cá

Một số các loại thành phần chức năng khi thêm vào quá trình sản xuất thức ăn cho cá tra cũng mang lại hiệu quả tốt về cả tăng trưởng và sức khỏe cá như: β – glucan, prebiotics, probiotics, chiết xuất thực vật, EAAs, … Những chất bổ sung này hoàn toàn có thể có được sản lượng lớn khi được sản xuất nhờ vào tài nguyên sẵn có hoặc phế phụ phẩm của các ngành công nghiệp chế biến khác, hay từ chính phụ phẩm nông nghiệp. Điều này cho thấy tiềm năng để áp dụng kinh tế vòng tròn là không nhỏ với ngành sản xuất thức ăn cá tra.

Như vậy, nếu chúng ta có những định hướng và kế hoạch rõ ràng, việc điều tiết và cải thiện chi phí thức ăn trong nuôi cá tra là hoàn toàn khả thi mà trong khi vẫn có thể giảm phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu nhập khẩu đắt đỏ. 

Áp dụng một số công nghệ nuôi thích ứng và an toàn

Hiện nay tại ĐBSCL, hầu hết các trang trại nuôi cá tra sử dụng ao đất là mô hình chính và đồng thời các loại thải chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dư thừa từ ao đều được đưa ra sông Cửu Long, tiềm ẩn gây ra hiện tượng phú dưỡng và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái. Việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm góp phần gây ra bệnh tật cho cá và do đó làm tăng việc sử dụng kháng sinh và các hóa chất khác. Hậu quả là ô nhiễm nguồn nước do nhiều yếu tố, chẳng hạn như sử dụng quá nhiều thức ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh và các hóa chất khác, và thiếu hệ thống xử lý nước thải. Cùng với đó, trước những nguy cơ cao về ảnh hưởng tiêu cực của xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu, các mô hình nuôi an toàn, tiết kiệm nên được áp dụng.

ô nhiễm ao nuôi

NTTS tuần hoàn, hay còn được biết đến là RAS là một trong những hướng đi đã được ứng dụng rất thành công với đối tượng tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam. Mật độ thả cao, tiết kiệm nước là những ưu điểm của RAS. Đã có những mô hình RAS được áp dụng với cá tra như điểm ở Công ty Thuận Hưng, gồm 3 ao ứng dụng công nghệ và 1 ao theo cách truyền thống làm đối chứng, mật độ thả giống 100 – 120 con/m2. Kết quả, trong ao có thiết bị công nghệ tỷ lệ cá giống sống và tăng trưởng hằng ngày, sản lượng đều cao hơn trong khi lượng thuốc và hóa chất sử dụng ít hơn ao đối chứng. Tuy chi phí tiền điện cao hơn ao đối chứng nhưng tổng chi phí giá thành (gồm cả giống, thức ăn, thuốc…) cá trong ao nuôi có thiết bị là 22.083 – 22.826 đồng/kg, thấp hơn so với ao đối chứng 23.254 đồng/kg. Riêng bể xi măng nuôi cá tra 320 m2 ở Khoa Thủy sản Trường ĐH Cần Thơ có tổng chi phí đầu tư lên đến khoảng 1,2 tỉ đồng (bao gồm cả bể nuôi, hệ thống sục ô xy, lọc sinh học…). Nước trong ao nuôi được sử dụng tuần hoàn, lắng chất thải, lọc sinh học. Điểm ưu việt của mô hình này là cá nuôi lớn nhanh hơn, không sử dụng kháng sinh. Đây là kết quả khả quan của dự án “Xây dựng trang trại nuôi cá tra trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững tại VN”, vừa được công bố ở Cần Thơ. Dự án do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ; Hiệp hội CB&XK Thủy sản VN (VASEP) là chủ đầu tư; Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ) thực hiện năm 2016.

Biofloc cũng là một công nghệ hứa hẹn cho mô hình siêu thâm canh cá tra nếu được áp dụng thích hợp. Một thí nghiệm kéo dài 3 tháng được thực hiện bởi các nhà khoa học Ấn Độ năm 2020 cho rằng ảnh hưởng của biofloc là tích cực đến năng suất sinh trưởng, tỷ lệ sống và các chỉ số cơ thể của cá tra giống. Hàm lượng floc thích hợp là 240 nos/m3 và tỷ lệ C/N là 15/1. Thí nghiệm cũng có kết quả tốt khi cá được phân tích với các chỉ tiêu về miễn dịch và kháng vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

cá tra Việt Nam

Ngoài ra, nếu xây dựng được các mô hình siêu thâm canh cá tra, lượng phân và thức ăn thừa cũng là một nguồn đầu vào dồi dào với Aquaponics – Mô hình mang tính tận dụng cao. Một thí nghiệm thực 60 ngày của Banglades đã được tiến hành để điều tra ảnh hưởng của các liều lượng bổ sung kali khác nhau đối với rau chân vịt và cá tra trong hệ thống aquaponic. Tuy không ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe của cá, nhưng sản lượng rau chân vịt thu được là khá cao và có hàm lượng dinh dưỡng ổn định. 

Tóm lại, để nâng tầm hơn nữa vị thế của cá tra Việt Nam, và đồng thời để tiến đến mô hình siêu thâm canh, cần có sự vào cuộc nghiêm túc. Những thay đổi nhỏ làm nên bước đi lớn!

Đăng ngày 06/04/2022
L.X.C @lxc
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 20:41 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 20:41 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 20:41 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 20:41 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 20:41 18/11/2024
Some text some message..