Sợ đồ bẩn, rau dại cá đồng bán chạy

Hết thịt lợn có chất tạo nạc, cá nhiễm chất cấm đến rau quả nhiễm chất độc... khiến nhiều gia đình phát sợ. Không ít bà nội trợ đã tìm đến rau dại, cá đồng... để thay thế khiến những thực phẩm này bán chạy.

chợ cá đồng

Các loại cua, tôm, cá, ếch, lươn... được đánh bắt ở đồng đang được coi là những thực phẩm sạch.

Tiểu thương "săn" rau dại, cá đồng

Dạo qua một số chợ bán lẻ cũng như chợ cóc trên địa bàn Hà Nội, gần đây, nhiều sạp rau xanh xuất hiện các loại rau dại như dền cơm, cải đồng, hoa thiên lý đến những loại thực phẩm như cá rô đồng, cá diếc, tôm rong, cá tép mương... Lạ là, những sạp rau này luôn tấp nập khách, mặc dù số lượng thực phẩm này có hạn và không phải sạp nào cũng có để bày bán.

Chị Nguyễn Thị Loan, một tiểu thương chuyên bán cá tại chợ cóc gần khu tập thể Thông tin trên phố Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết: "Cá diếc, tôm rong, tép mương, lươn đồng, ếch đồng... không phải là những mặt hàng sẵn có, lấy về bán lúc nào cũng được".

Theo chị, những loại thực phẩm được gọi là cá, tôm đồng bày bán ở chợ thường do dân vùng quê đi đánh lưới ở những kênh mương về rồi được tiểu thương hay thương lái đến tận nơi gom hàng, chuyển nên thành phố nên số lượng không có nhiều và không đều. Hầu hết đó chỉ là vài "tấm", "món" - theo cách gọi dân dã.

Các loại cua, tôm, cá, ếch, lươn... được đánh bắt ở đồng đang được coi là những thực phẩm sạch.

Chị Loan chia sẻ: "Để có hàng như thế bán mỗi ngày, chị và hầu hết các tiểu thương khác tại phải lặn lội về tận vùng ngoại thành, chợ quê ở mấy tỉnh lân cận nhờ người gom hàng. Mỗi lần đi như vậy hàng cũng chỉ đủ bán buổi sáng".

"Không ít người để có hàng bán đã lân la làm quen với các thương lái chuyên gom hàng tại quê để hớt tay trên", chị Loan cho hay.

Tương tự, chị Nhã bán rau ở chợ Bưởi (Ba Đình, Hà Nội), kể rằng: "Rau thì đầy chợ nhưng vẫn ế. Dạo này rau dại vào cầu, người dân tìm mua về nhiều hơn hẳn, vì thế thường cháy hàng. Chính vì vậy tiểu thương các chợ thi nhau về quê săn những loại rau dại hay đặt hàng một số nhà dân ở các tỉnh lẻ rồi 2-3 ngày về gom một lần, chuyển lên Hà Nội bán".

Theo lời chị Nhã, các loại dền cơm, cải đồng, hoa thiên lý nay rất hiếm. Để có hàng bán mỗi ngày, chị phải về tận xã Minh Trí (Sóc Sơn, Hà Nội) nhờ người họ hàng xa ở đây gom hàng tại các chợ rồi mua lại. Có những tiểu thương còn chấp nhận đi 60-70km để săn bằng được các loại rau dại về bán".

Các tiểu thương cho rằng, những loại rau này thường mọc dại ở bờ ruộng hay bờ ao, không có bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Họ khẳng định đó là "rau sạch 100%". Riêng hoa thiên lý thường được người dân ở quê làm giàn trồng trước nhà lấy bóng mát rồi tận thu hoa đem bán nên cũng an toàn tuyệt đối.

Bà nội trợ: Đắt cũng mua

Để bữa cơm gia đình được an toàn, nhiều bà nội trợ thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm và chấp nhận bỏ ra số tiền gấp nhiều lần bình thường để mua các thực phẩm sạch tại chợ.

Bác Nguyễn Thu Thủy ở thôn Hoàng, xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), cho hay, "nghe báo đài ra rả nói về thực phẩm nhiễm độc, tôi cũng thấy sợ và hạn chế mua về. Nhà tôi chuyển sang dùng thực phẩm sạch là những loại rau dại, cá đồng cho yên tâm".

Tuy nhiên, theo bác Thủy, giá các loại rau dại thường đắt gấp 3-4 lần rau bình thường. Đơn cử, giá một mớ rau dền cơm thường 4.000-5.000 đồng, nhà nào 4 khẩu ăn thì phải hai mớ mới đủ bữa. Trong khi đó, nếu chọn mua rau dền thường giá chỉ 2.000-3.000 đồng/mớ, mua một mớ một bữa ăn thoải mái. Hay hôm nay đổi món, bác Thuỷ mua hoa thiên lý về xào đã phải chi tới 35.000 - 40.000 đồng, đắt hơn nhiều so với các loại rau xanh bình thường.

Cùng quan điểm với bác Thủy, chị Kim Nhung ở ngõ 1050 Đường Láng cũng cho biết, ngoài chuyện đảm bảo không độc hại, là thực phẩm sạch... các loại rau dại, cá đồng còn tương đối ngon, lạ miệng nên những thành viên trong gia đình khá thích. Vì thế, tuy giá hơi đắt nên chị vẫn thường xuyên chọn mua".

Chị Ngọc Lan, một tiểu thương chuyên bán rau tại chợ Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội), thừa nhận, vào dịp này, nguồn cung những loại rau dại, cá đồng đang khan hiếm do phụ thuộc vào thời tiết, số lượng kiếm được; trong khi đó, nhu cầu của người dân lại tăng cao nên tiểu thương thường đẩy giá lên rất nhiều, thậm chí tăng gấp đôi.

Ghi nhận của PV tại chợ Cổ Nhuế, giá các loại rau dại đang ở mức cao chót vót. Hiện rau dền cơm có giá 4.000 đồng/mớ, cải đồng giá 2.000 đồng/lạng, hoa thiên lý 80.000 đồng/kg... Các loại cá đồng tuy không tăng giá mạnh như mặt hàng rau dại nhưng giá cũng khá cao. Tại chợ, cá diếc giá 45.000 đồng/kg, cá tép mương 50.000 đồng/kg, tôm rong giá 180.000 đồng/kg, cua đồng giá 140.000 đồng/kg, hến 15.000 đồng/kg...

Vietnamnet
Đăng ngày 03/07/2012
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:50 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:50 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:50 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:50 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:50 26/11/2024
Some text some message..