Sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi thủy sản còn nhiều

Những năm gần đây, tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng, do dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, ý thức của người dân trong việc sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm chưa cao.

Mô hình nuôi ếch
Ảnh minh họa. Nguồn: Tepbac

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hàng năm, ngành Nông nghiệp tỉnh đều tổ chức hàng chục lớp tuyên truyền tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng tuyên truyền về những tác hại của những loại hóa chất, kháng sinh cấm đến người nuôi trồng thủy sản và các đối tượng có liên quan như sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, hóa chất, kháng sinh, thức ăn thủy sản.

Đồng thời, Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh có liên quan đến nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, người nuôi thủy sản chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế sau mỗi vụ nuôi thủy sản chứ chưa chú trọng nhiều đến tác hại của các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay, người nuôi thủy sản sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng như: Enrofloxacin, Malachite Green, Ciprofloxacin, Oxytetracylin, Sulfonamide, Florfenicol, Difloxacin, Amoxicillin..., trong đó Enrofloxacin là loại kháng sinh cấm được sử dụng phổ biến nhất do có phổ kháng khuẩn rộng. Các loại hóa chất, kháng sinh này được người nuôi sử dụng dưới dạng nguyên liệu là chính, nhưng cũng có trường hợp sử dụng là sản phẩm được bao gói.

Thông thường người nuôi thủy sản đến đại lý kinh doanh hóa chất, kháng sinh khai báo bệnh và được các đại lý này bán thuốc mà không quan tâm đến các sản phẩm đó có phải là chất cấm hay không. Có trường hợp người nuôi thủy sản chủ động mua hóa chất, kháng sinh cấm về sử dụng do mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.

Hoạt động kinh doanh các hóa chất, kháng sinh cấm tại các đại lý kinh doanh thuốc thú y thủy sản hiện nay rất tinh vi bằng cách chứa hàng ở nơi khác chứ không để tại cửa hàng. Do đó, việc phát hiện sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm chủ yếu thông qua chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, hiện nay một số hóa chất, kháng sinh là chất cấm trong nuôi trồng thủy sản, nhưng lại được sử dụng trong chăn nuôi, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh các chất này. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hóa chất, kháng sinh cấm không có địa chỉ rõ ràng hay chỉ là "doanh nghiệp ma" gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát. Có trường hợp các hóa chất, kháng sinh cấm được các cơ sở dưới danh xưng là các công ty tổ chức bán trực tiếp cho các hộ nuôi thủy sản, nên gây khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Tiền Giang sẽ tăng cường phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh trong công tác giám sát dư lượng, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn không cho các sản phẩm mất an toàn thực phẩm đưa ra thị trường. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc sử dụng, kinh doanh các hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, chủ yếu tập trung các loại hóa chất, kháng sinh có nguy cơ cao như: Enrofloxacin, Malachite Green, Ciprofloxacin, Amoxicillin, Oxytetracylin...

Tiền Giang, 18/04/2016
Đăng ngày 18/04/2016
Thành Công
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:15 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:15 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:15 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:15 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:15 25/11/2024
Some text some message..