Cá nói riêng và thủy sản nói chung đóng vai trò quan trọng là phương tiện thủy sinh dùng cho con người, dùng làm thức ăn, làm vật nuôi cảnh, làm mồi câu. Liệu bạn có thắc mắc cá đi tiểu như thế nào? Hệ tiết niệu của cá hoạt động như thế nào?
Tìm hiểu về hệ tiết niệu ở cá sẽ giúp bạn hiểu hơn về các hoạt động, sinh hoạt thường ngày của loài cá. Trong bài viết này, sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về các hoạt động bài tiết dưới nước của cá.
Hệ tiết niệu của cá là gì?
Hệ tiết niệu của cá là hệ các cơ quan giúp cơ thể thải ra môi trường ngoài các dịch chất những chất lỏng dư thừa. Nhiệm vụ của hệ tiết niệu là loại bỏ các chất không cần thiết ra ngoài cơ thể. Vậy các bộ phận hệ tiết niệu cá được cấu tạo và hoạt động thế nào?
Cấu tạo của hệ tiết niệu của cá
Hệ thống tiết niệu của cá có khác gì với hệ tiết niệu của con người không? Chúng cũng sẽ có các bộ phận như: thận, bàng quang,.. Tất cả các loài cá sẽ có hai quả thận trong đó thận sau để lọc chất thải qua lỗ tiểu và thận trước để lọc chất thải khi qua mang.
Cấu tạo bộ phận của cá
Hệ tiết niệu của cá hoạt động như thế nào?
Đối với cá nước ngọt, hệ thống tiết niệu sẽ hoạt động là thận của chúng làm việc bằng cách loại bỏ nước và thu các i-on. Với cá nước mặn thì chúng hoạt động hoàn toàn ngược lại thận bài tiết các i-on, trữ nước và loại bỏ gần như hoàn toàn các chất thải qua mang.
Các loại bệnh về hệ tiết niệu
Ở loài cá cũng xuất hiện một vài căn bệnh về hệ tiết niệu cũng như con người. Những căn bệnh thường do một ký sinh trùng gây ra có tên Renal Dropsy. Loại này ký sinh trên cá thường có biểu hiện bụng phình to do thận không hoạt động để chất lỏng tụ lại.
Bên cạnh đó, cũng có ký sinh trùng khác là Sphaerospora angulate. Loại ký sinh này gây suy thận khiến bụng và mắt của loài cá phồng và sưng to hơn bình thường.
Cá đi tiểu như thế nào?
Cá cũng giống như các loài động vật thủy sinh khác. Tuy nhiên, mỗi loài sẽ có cách đi nhẹ khác nhau với cá về cơ bản sẽ bài tiết liên tục. Nước tiểu cá thường có hai màu gồm màu đen hoặc màu xám.
Hầu hết, các loài cá nước mặn sẽ đi tiểu qua mang vì chúng sống trong môi trường có nồng độ muối cao hơn trong cơ thể do đó hấp thụ một lượng lớn muối từ môi trường xung quanh và cần loại bỏ lượng muối này ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nước tiểu của chúng phần lớn là muối.
Đối với, cá nước ngọt nước tiểu của chúng chủ yếu là nước có xu hướng thu nước liên tục. Thận của cá nước ngọt đặc biệt thích hợp để bơm một lượng lớn nước tiểu loãng ra ngoài. Vì thế, cá nước ngọt đi nhẹ bằng cách sử dụng lỗ tiểu để bài tiết lượng nước mà chúng hấp thụ vào.
Phần lớn, các loài cá sẽ bài tiết các chất thải chứa nitơ dưới dạng amoniac. Một lượng nhỏ chất thải sẽ phân tán qua mang vào trong môi trường nước xung quanh. Phần còn sót lại được đưa vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu. Thận giúp các loài cá kiểm soát nồng độ amoniac trong cơ thể chúng.
Ý nghĩa về sự bài tiết nước ở cá
Cá nước mặn không có quá nhiều nước tiểu, nhưng màu nước của nó cực kỳ đậm đặc. Ngược lại, cá nước ngọt lại bài tiết ra rất nhiều nước tiểu.
Thành phần chính của nước tiểu cá là amoniac. Amoniac đi ra ngoài cơ thể cá phụ thuộc vào cá nước ngọt hay mặn mà cách bài tiết sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, nước tiểu cá còn chứa axit amin, axit hữu cơ: creatine, creatinine và một lượng urê.
Thông thường, các loài cá nước mặn sẽ duy trì cân bằng nồng độ muối trong cơ thể vì môi trường sống có nồng độ muối cao. Do đó, cơ thể chúng sẽ tự thích nghi để loại bỏ lượng muối trong cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ đầy thú vị cho câu hỏi cá đi tiểu như thế nào? Cấu tạo bộ phận tiết niệu ra sao? Chắc hẳn sẽ là một thông tin hấp dẫn dành cho bạn khi muốn tìm hiểu về những sinh hoạt thường ngày của chúng.