Tầm quan trọng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Vì vậy, việc ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) được xem là chìa khóa góp phần cho sự thành công của nghề nuôi thủy sản thời hội nhập.

cá rô phi
Cá rô phi fillet xuất khẩu.

CPSH là sản phẩm có chứa các nhóm vi sinh vật (là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm: Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp….

Ngoài ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các enzyme (men vi sinh) như  Protease, Lipase, Amylase… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn.

Khi đưa CPSH vào môi trường nước ao, các vi sinh vật (VSV) có lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Các VSV có lợi này được xem là “người lao động” rất cần mẫn trong ao nuôi, sự hoạt động của chúng có tác dụng:

- Làm sạch nước và đáy ao nuôi nhờ chúng phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển và giảm lớp bùn đáy ao. Nhờ vậy, giúp ổn định pH nước, ổn định màu nước, giảm khí độc NH3, H2S… làm cho tôm cá khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

- VSV có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của VSV có hại do chúng cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với VSV có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm, cá.

- Khi CPSH được sử dụng trộn vào thức ăn cho tôm, cá ăn sẽ nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm, cá, làm giảm hệ số thức ăn và phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm cá.

Do vậy, việc sử dụng CPSH góp phần hạ giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:

Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn); tôm, cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi; tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất cho tôm, cá nuôi; giảm chi phí thay nước; giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong việc điều trị bệnh; tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và góp phần bảo vệ môi trường.

Các CPSH có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm, cá, cho nên cần phải sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh. Vì vậy, khi sử dụng CPSH cần lưu ý những yêu cầu sau:

- Nên sử dụng CPSH ngay sau khi cải tạo ao.

Vì trong quá trình cải tạo ao, diệt tạp thì hầu như các VSV (kể cả VSV có lợi và có hại) đều bị tiêu diệt. Do đó, trước khi thả giống vào ao nuôi cần phải đưa CPSH vào nước ao để phục hồi sự hiện diện của các VSV có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao (đặc biệt là những ao ương tôm, cá giống).

- Khi sử dụng CPSH, ngoài việc xem trong thành phần có chứa các nhóm vi sinh (vi khuẩn có lợi) hay không, người sử dụng cần xem kỹ các công dụng và hướng dẫn sử dụng (có in ở ngoài bao bì) để tùy trường hợp cụ thể của mỗi ao nuôi tôm, cá mà sử dụng đúng theo công dụng và hướng dẫn để hiệu quả sử dụng CPSH đạt được cao nhất.

- Không sử dụng CPSH cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh, vì kháng sinh và hóa chất sẽ làm chết các nhóm vi sinh của các CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không có hiệu quả.

- Nếu đã sử dụng các loại hóa chất (Formol, thuốc tím, phèn xanh, BKC …) tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 - 3 ngày sau nên sử dụng CPSH để khôi phục lại các nhóm VSV có lợi trong nước để cải thiện chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Nếu đã sử dụng kháng sinh để trị bệnh thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên dùng các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho tôm cá ăn để khôi phục lại hệ men đường ruột vì thuốc kháng sinh đã làm chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của tôm, cá.

- Cần lưu ý đến điều kiện bảo quản các CPSH ở các nơi cung ứng, vì các CPSH nếu để nơi có ánh nắng trực tiếp thì sẽ làm chết các nhóm VSV có lợi trong CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không còn tác dụng.

Sử dụng CPSH trong quy trình nuôi thủy sản được xem là một tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có ý nghĩa sâu xa là tạo được sự an toàn về môi trường, cũng như an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì sức khỏe con người và sự phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững, hãy ứng dụng chế phẩm sinh học để sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm thủy sản an toàn, chất lượng.

Báo Ấp Bắc, 04/11/2015
Đăng ngày 06/11/2015
Ks. Nguyễn Thị Phương Dung
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 16:47 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 16:47 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 16:47 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 16:47 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 16:47 18/10/2024
Some text some message..