Tăng cường chăm sóc tôm nuôi

Tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn đã gây bất lợi cho sức khỏe của tôm nuôi. Để vụ nuôi tôm nước lợ 2013 đạt hiệu quả, nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật, tăng cường chăm sóc để tôm nuôi phát triển ổn định.

Cải tạo ao nuôi, sên vét kỹ bờ bao trước khi thả nuôi
Cải tạo ao nuôi, sên vét kỹ bờ bao trước khi thả nuôi

Mô hình tôm-lúa (luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa) được đánh giá là đem lại hiệu quả hơn (cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái) so với độc canh cây lúa hoặc chuyên canh tôm. Đặc biệt, mô hình này còn thích hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay đối với vùng ven biển.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình thời tiết và dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại làm giảm năng suất và sản lượng tôm nuôi. Năm 2012, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tại các huyện vùng U Minh Thượng và Gò Quao là 7.653,9 ha (chiếm 9,7% diện tích nuôi). Trong đó, thiệt hại do các yếu tố môi trường là 7.341,9 ha và mức độ thiệt hại từ 20 - 80%.

Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân thả nuôi không theo lịch thời vụ khuyến cáo, thả tôm giống nhiều đợt trong năm làm tích tụ mầm bệnh, chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, kỹ thuật nuôi, chăm sóc quản lý và bố trí ao nuôi chưa tốt…

Để vụ nuôi tôm-lúa năm 2013 đạt hiệu quả cao, nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm nuôi. Về lịch thời vụ, không nên thả giống quá sớm hay quá muộn theo lịch ngành chuyên môn khuyến cáo, tuyệt đối không thả nối nhiều đợt trong một vụ nuôi.

Ruộng lúa sau khi thu xong, cần phải có thời gian từ 15 - 30 ngày để cải tạo, sên vét mương, gia cố bờ bao chắc chắn để giữ nước tốt trong quá trình nuôi, lấy nước tốt vào ruộng (cao khoảng 60 - 80 cm), vệ sinh diệt tạp, mầm bệnh kỹ lưỡng, gây màu nước trước khi thả nuôi. Sau khi đã chuẩn bị tốt môi trường, nên thả giống (con giống cỡ PL 15) một đợt cho dứt điểm, cần theo dõi để xác định tỷ lệ hao hụt và có giải pháp thả bù trong vòng 3 - 5 ngày để đảm bảo mật độ nuôi.

Mật độ thả nuôi tùy theo năng lực và trình độ chăm sóc người nuôi, trung bình từ 3 - 6 con/m2. Nên chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh để thả nuôi, tốt nhất nên ương tôm trong ao vèo khoảng 15 đế 25 ngày trước khi thả ra ruộng nhằm nâng cao tỷ lệ sống. Ở giai đoạn ương tôm, nên dùng thức ăn có chất lượng cao để cho tôm ăn nhằm để giúp tôm tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu.

Trong tuần thứ nhất, dùng thức ăn công nghiệp khoảng 150 g cho 10.000 tôm ăn mỗi ngày, từ tuần thứ 2 trở đi thì lượng thức ăn tăng gấp 1,5 lần, mỗi ngày cho tôm ăn 4 lần (vào khoảng 6, 10, 16 và 20 giờ). Ngoài ra cũng có thể dùng thức ăn tự chế dược hấp chín để cho ăn như tép (xay nhuyễn) hay cá (bỏ ruột và xương) khoảng 200g phối hợp với 5 quả trứng gà để cho 10.000 con tôm ăn/ngày.

Trong giai đoạn nuôi thịt (thả ra ruộng nuôi), cho tôm ăn thường xuyên hay không thường xuyên, tùy thuộc vào mật độ nuôi. Nếu thả nuôi mật độ thấp thưa thì không nhất thiết phải cho ăn thường xuyên, chỉ cần cho ăn bổ sung và kết hợp bón phân để gây thức ăn tự nhiên cho tôm trong khoảng 2 tháng đầu.

Từ tháng thứ 3 trở đi, cần cho tôm ăn thức ăn viên với liều lượng khoảng 3% so với lượng tôm trong ruộng, mỗi ngày cho ăn 2 lần. Trong quá trình cho tôm ăn, cần thường xuyên phối trộn vitamine C, men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng cho tôm, ngăn ngừa bệnh đường ruột trong điều kiện thời tiết bất ổn.

Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú dao động ở mức 26-30  độ C, khi nhiệt độ dao động lớn, nước quá nóng hay quá lạnh tôm sẽ bị sốc, giảm ăn, chậm lớn và dễ nhiễm bệnh. Mỗi hộ nuôi tôm, nên trang bị nhiệt kế để đo nhiệt độ nước 2 lần trong ngày (6 giờ sáng và 2 giờ chiều), khi đo không lấy nhiệt kế ra khỏi nước để đọc.

Để hạn chế sự chênh lệc nhiệt độ giữa ngày và đêm, ruộng nuôi cần phải duy trì mức nước cao, độ trong ổn định (35 - 40 cm), màu nước tốt (xanh nhạt hay vàng nâu). Độ pH nước thích hợp cho tôm là 7,5 - 8,5, sự chênh lệch giữa sáng và chiều không quá 0,5, cần đo pH thường xuyên để khắc phục khi pH quá cao hay quá thấp.

Trong quá trình nuôi, khoảng 10 - 15 ngày/ lần nên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước để hạn chế trình trạng pH nước tăng cao. Bón vôi xung quanh bờ khi có mưa và bón vôi CaCO3 khi pH nước thấp để tăng pH lên 7,5 - 8,5 và tăng độ kiềm.

Ruộng nuôi chưa được cải tạo kỹ, gốc rạ không được xử lý loại bớt, hay ruộng nuôi có mực nước thấp và quá trong thì rong đá, rong mền, rong nhớt, rong bún… sẽ phát triển, pH nước biến động, oxy hòa tan có thể bị cạn kiện vào sáng sớm gây nguy hiểm cho tôm nuôi. Trong quá trình chăm sóc cần có giải pháp phòng ngừa ngay từ đầu, xử lý kịp thời khi rong mới xuất hiện bằng cách thu gom vớt ra khỏi ruộng nuôi, tránh để rong phát triển gây ô nhiễm nước.

http://nongnghiep.vn
Đăng ngày 25/03/2013
NGUYỄN NGỌC TOẢN
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 16:33 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 16:33 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 16:33 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 16:33 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 16:33 18/11/2024
Some text some message..