Tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi cá sấu

Nghề nuôi cá sấu nước ngọt phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước, chủ yếu để xuất khẩu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay, việc xuất khẩu cá sấu sang Trung Quốc (thị trường chính nhập khẩu cá sấu) bị đình trệ, giá sụt giảm nghiêm trọng, sản phẩm ứ đọng, khiến các doanh nghiệp, hộ nuôi cá sấu gặp nhiều khó khăn.

Chăn nuôi cá sấu nước ngọt tại Công ty TNHH Cá sấu Việt Nam. Ảnh: Văn Tuyến.
Chăn nuôi cá sấu nước ngọt tại Công ty TNHH Cá sấu Việt Nam. Ảnh: Văn Tuyến.

Càng nuôi càng lỗ

Tại Việt Nam, việc gây nuôi cá sấu nước ngọt được bắt đầu từ những năm 1980, đến nay đã trở thành phổ biến ở các tỉnh phía nam, nhất là ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Ðồng Tháp, Ðồng Nai, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… Hiện khu vực này có hơn hai nghìn trại nuôi nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ (vài chục đến vài trăm con cá sấu/trại) và mới chỉ có 10 trại nuôi cá sấu nước ngọt được đăng ký theo quy định của Công ước CITES. Riêng tại tỉnh Ðồng Nai hiện có khoảng 300 cơ sở nuôi cá sấu với hơn 100.000 con. Tỉnh Cà Mau đang gây nuôi 300.000 con tại các cơ sở. TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bạc Liêu mỗi địa phương có khoảng hơn 200.000 con. Tại miền bắc, do thời tiết khí hậu không phù hợp và thị trường kém phát triển cho nên việc gây nuôi cá sấu nước ngọt chưa phổ biến tại các hộ gia đình, nhưng cũng có một số doanh nghiệp nuôi và cung ứng sản phẩm da cá sấu sơ chế phục vụ xuất khẩu tại Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Thanh Hóa...

Cách đây hai năm, giá cá sấu nước ngọt trên thị trường dao động từ 130.000 đến 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến đầu năm 2020 do xuất hiện đại dịch Covid-19, giá sụt giảm thảm hại. Hiện nay, giá cá sấu nước ngọt dao động ở mức 50.000 đến 60.000 đồng/kg trong khi giá thành nuôi lên tới gần 100.000 đồng/kg. Dù giá bán thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế nhưng vẫn rất khó bán vì các doanh nghiệp thu mua chế biến các sản phẩm từ cá sấu phải thu hẹp sản xuất, giảm thu mua nguyên liệu do xuất khẩu gặp khó khăn.

Giám đốc Công ty TNHH Cá sấu Việt Nam (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) Cao Văn Tuyến, cho biết: Trước đây, doanh nghiệp xuất khẩu (thông qua bên thứ ba) sang thị trường Trung Quốc tới 80% sản phẩm làm ra từ cá sấu, đến nay hầu như không xuất được do phía bạn không nhập khẩu. Doanh nghiệp chuyển sang tiêu thụ trong nước, nhưng sức mua kém, nên gặp rất nhiều khó khăn. Trước đại dịch Covid-19, cá sấu xuất bán mức giá hơn 100.000 đồng/kg, hiện nay giá bán giảm xuống còn khoảng 60.000 đồng/kg mà số lượng rất hạn chế. Theo tính toán, để có 1 kg cá sấu, người chăn nuôi phải chi phí từ 6 đến 7 kg thức ăn. Thức ăn của cá sấu là động vật tươi sống, giàu chất đạm như lòng lợn, lòng bò, gà, vịt, cá, chuột… Nếu tính chi phí thấp nhất, 20.000 đồng/kg thức ăn thì để có 1 kg cá sấu, người chăn nuôi tốn khoảng 100.000 đồng. Chi phí sẽ tăng dần theo trọng lượng cá. Hiện nay, riêng về chi phí thức ăn cho cá sấu, doanh nghiệp của ông Tuyến lỗ bình quân 20 triệu đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, cùng với việc thuộc da, doanh nghiệp cũng phát triển thêm các mô hình kinh doanh khác như du lịch, dịch vụ văn hóa, giải trí để bù đắp chi phí.


Nuôi cá sấu. Ảnh: Minh họa.

Theo nhận định của doanh nghiệp, đợt dịch bệnh lần này quá khắc nghiệt, nhiều ngành nghề thất bại thảm hại, trong đó có ngành chăn nuôi cá sấu nước ngọt. Ðối tượng dễ bị trắng tay đầu tiên chính là các hộ nông dân. Họ phải thế chấp nhà cửa, đất đai để vay vốn xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm lỗ còn bán được, đằng này con cá sấu, lỗ cũng không có người mua mà càng nuôi cá sấu càng lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng tin tưởng, như nhiều ngành khác, ngành chăn nuôi cá sấu sẽ phát triển trở lại khi dịch bệnh được khống chế, kinh tế thế giới dần được phục hồi.

Theo các chuyên gia chăn nuôi, thị trường chính xuất khẩu cá sấu sống là Trung Quốc hiện đã bị "đóng băng", chưa biết bao giờ mở lại do mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch. Ðối với thị trường trong nước, các mặt hàng thời trang từ da cá sấu cũng không bán được vì du khách quốc tế là khách hàng chính lại ít đi du lịch do thị trường này vẫn đóng cửa vì đại dịch. Trong khi đó, phong trào nuôi cá sấu tự phát đã phát triển khá nhanh từ những năm trước, nhất là tại các tỉnh phía nam khiến lượng cá sấu tăng nhanh. Mặt khác, nghề nuôi cá sấu trong nước gặp khó khăn một phần cũng do các hộ nuôi bị động về thị trường, thiếu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm mà phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái…

Tháo gỡ khó khăn

Theo phân tích của Hiệp hội Bò sát, lưỡng cư Việt Nam, mẫu vật cá sấu nước ngọt xuất khẩu bao gồm cá sấu sống xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm tới 99%) và da muối (chiếm 29% sản lượng), còn lại xuất đi các nước Nhật Bản, Thái-lan, Xin-ga-po và một số nước thuộc EU. Năng lực xuất khẩu của 10 trại được CITES cấp phép tại khu vực Nam Bộ là hơn 114.000 cá sấu sống, song chỉ xuất được khoảng 32.800 con do hải quan Trung Quốc không cho nhập cá sấu sống từ ngày 21-11-2019, kể cả đã được cấp Giấy phép CITES. Hiện nay, các cơ sở nuôi cá sấu nước ngọt đang gặp khó khăn, thua lỗ và càng bế tắc do giá cá sấu sống liên tục giảm.

Chủ tịch Hiệp hội Bò sát, lưỡng cư Việt Nam, Thái Truyền cho rằng, với việc cấm nhập khẩu cá sấu từ phía Trung Quốc, dù đã bị rớt giá trầm trọng, các cơ sở nuôi cũng không thể tiêu thụ được cá sấu sống; nhưng phải tiếp tục đầu tư, cho ăn và duy trì tối thiểu số cá sấu hiện có tại các trại chăn nuôi, nhất là đàn cá sấu sinh sản và hậu bị. Không những thế, việc này dẫn đến tình trạng cá sấu vượt kích cỡ, trọng lượng so với tiêu chuẩn xuất khẩu cá sấu sống (phổ biến 15 đến 25 kg). Ngược lại, nếu chuyển sang sản xuất da muối thì bị hạn chế về sản lượng tiêu thụ hằng năm và đòi hỏi quan trọng về kho chứa, bảo quản để bảo đảm chất lượng da muối theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu da muối và sản phẩm đã qua chế biến từ da cá sấu nước ngọt hiện nay cũng rất khó khăn do kinh tế của các nước nhập khẩu đều bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Bò sát, lưỡng cư Việt Nam đề nghị các bộ, ngành liên quan đàm phán, đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc tạo điều kiện để mặt hàng cá sấu sống của Việt Nam được thông quan thuận lợi, bảo đảm lợi ích của người chăn nuôi và doanh nghiệp hai bên.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 27/04/2021
Dũng Minh
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 20:31 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 20:31 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 20:31 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 20:31 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 20:31 07/11/2024
Some text some message..