Thay thế Artemia: Tham vọng còn xa!

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm nuôi phụ thuộc rất nhiều vào artemia như là nguồn thức ăn cho giai đoạn giống. Nguồn cung đã và đang đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng việc mở rộng vẫn sẽ đòi hỏi sự thay thế và đổi mới.

Artemia
Tương lai thay thế Artemia vẫn còn xa.

Artemia (sáu loài, bao gồm Artemia franciscanaArtemia salina) hay còn gọi “tôm ngâm nước muối” do chúng sống trong môi trường có độ mặn cực cao, có thể tồn tại nhiều năm trong trạng thái gần như không hoạt động, được bảo vệ trong các nang cứng, giống như vỏ. Kích thước tương đương một hạt cát, artemia được thu hoạch trong những khoảng thời gian ngắn vào mỗi mùa thu đông. Artemia là một nguồn thức ăn lý tưởng cho tôm giống trong giai đoạn phát triển và hậu ấu trùng. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ có đủ artemia cho nhu cầu trong tương lai hay không khi ngay cả những nhà cung cấp hàng đầu về artemia hiện nay đều cho rằng để mở rộng quy mô sản xuất tôm, chúng ta cần có các lựa chọn khác.

Hiện tại rực rỡ của ngành sản xuất artemia

Hồ nước muối Great Salt Lake là nơi có nguồn muối lớn nhất thế giới (độ mặn cao hơn so với nước biển) và cũng là nơi cho ra sản phẩm artemia chất lượng tốt nhất hiện nay. Ở nơi đây, họ thành lập một hợp tác xã nuôi thủy sản cho ra năng suất cực cao với sản lượng đạt khoảng 1.400 tấn hằng năm, gần một nửa nguồn cung xuất khẩu toàn cầu. Với artemia, chất lượng có thể quan trọng hơn số lượng, vì nếu tỷ lệ nở kém, chi phí cho nhà sản xuất sẽ vẫn cao. Đó là lý do tại sao các công ty ở Great Salt Lake không chỉ tìm cách thay thế artemia mà còn chú trọng cải thiện hiệu suất. Ở Great Salt Lake, artemia dễ nở hơn, tỉ lệ thành công cao hơn và dễ dự đoán hơn. Ở những nơi khác, phụ thuộc vào môi trường mà tỷ lệ nở sẽ thấp hơn.

Cùng với lượng artemia được bán cho các trại sản xuất giống thủy sản trên toàn thế giới, các công ty còn cung cấp một số sản phẩm để tối ưu hóa hiệu suất, chẳng hạn như kỹ thuật để giúp tách lớp vỏ cứng khỏi nauplii dinh dưỡng.


 Kỹ thuật giúp tách lớp vỏ cứng khỏi nauplii dinh dưỡng. Ảnh:  INVE.

Các sản phẩm khác cải thiện các biện pháp an toàn sinh học hoặc giảm nhu cầu xử lý ánh sáng mạnh để hỗ trợ quá trình nở. Đến một thời điểm nào đó, chúng ta có thể hy vọng thay thế hoàn toàn artemia.

Hy vọng một sự thay thế

Thay thế Artemia đã được giới thiệu và thử nghiệm rộng rãi nhưng các nhà chuyên môn đều cảm thấy rằng hầu hết các sản phẩm thay thế được giới thiệu cho đến nay không chỉ không hiệu quả mà còn khá là … phản tác dụng. Do tôm postlarvae không đủ lớn để ăn hầu hết các loại thức ăn có công thức, các giải pháp mới được đưa vào chỉ là thức ăn khô, nghiền thành các hạt có kích thước bụi mà theo lý thuyết  tôm nhỏ có thể xử lý được.

Các phương pháp này có thể làm cho nước bẩn và gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Hiện nay ngành tôm giống đang kỳ vọng vào những loại thức ăn siêu nhỏ có chứa chất dinh dưỡng tan vào nước, giữ cho nước trong, ít ammonium có thể gây độc cho tôm. Do tôm ấu trùng không có một hệ thống tiêu hóa phát triển nên cần thủy phân protein trong viên nang, còn protein hòa tan chỉ được sử dụng bên trong hệ tiêu hóa tôm.

Khi kỹ thuật sản xuất thức ăn cho ấu trùng tôm ngày càng phát triển, có thể thay thế để khắc phục nhược điểm của việc sử dụng artemia đông lạnh có tỷ lệ nở kém. Ngoài ra, cần lưu ý rằng artemia có thể mang mầm bệnh lây nhiễm vào trại giống và dù artemia vẫn là tiêu chuẩn vàng cho thức ăn của các trại giống thì vẫn có cơ hội cho các sản phẩm thay thế, thậm chí còn tối ưu hơn.

Tuy nhiên, về khía cạnh sinh học thì việc thay thế hoàn toàn artemia rất khó khăn để đạt được. Một trong những khía cạnh khó khăn nhất để thay thế artemia là một thực tế đơn giản: artemia còn là sinh vật sống - một tập tính dinh dưỡng mà tôm ở giai đoạn ấu trùng luôn đòi hỏi.

Artemia vẫn là tốt nhất và đắt nhất

Biến động giá là một phần của câu chuyện artemia.  Ở các thị trường nước ngoài, 1kg artemia có thể có giá dao động từ $40 đến $100 trở lên chủ yếu dựa trên tỷ lệ nở dự đoán và chất lượng dinh dưỡng. Cho đến khi có sự chứng minh rõ rệt về bệnh artemia, “tôm ngâm nước muối” sẽ vẫn là một phần của công thức nuôi tôm dài hạn. Ở Việt Nam, Artemia có tỉ lệ nở cao từ 93 - 95%, chúng có kích thước nhỏ phù hợp làm thức ăn cho nhiều loài cá quý và tôm bột. Giá xuất khẩu trứng Artemia ở Việt Nam đạt 150$/kg, cao nhất thế giới. Năng suất hàng năm bình quân đạt 100kg/ha. Vì vậy, thay thế artermia vẫn là một quá trình lâu dài và đầy thách thức.

Đăng ngày 18/06/2020
Đặng Tuấn @dang-tuan
Nuôi trồng

Tính hai mặt của ấu trùng ruồi lính đen

Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng trưởng gần gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây, vì vậy mà các giải pháp hướng đến sự bền vững trong ngành công nghiệp này cần được liên tục cập nhật và áp dụng rộng rãi.

ruồi lính đen
• 16:37 16/02/2022

BernAqua: Ưu việt thức ăn viên nang cho trại giống

Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, kéo theo đó là nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao. Tuy nhiên, cá tạp - thức ăn truyền thống lâu đời trong nuôi tôm và các loài giáp xác tại Việt Nam đang dần khan hiếm, đặc biệt là trong những vụ nuôi chính nên các nhà sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thay thế tối ưu.

BernAqua
• 15:48 10/12/2021

Nuôi cá kèo công nghiệp với thức ăn NANOLIS GO

OCIALIS – Thương hiệu thức ăn thủy sản của Tập đoàn ADM đã phát triển thêm sản phẩm mới NANOLIS GO - là giải pháp chuyên biệt dành cho nuôi cá kèo công nghiệp.

cá kèo
• 16:37 25/11/2021

Tiềm năng của Sanguinarine trong thức ăn nuôi cá trắm cỏ

Giảm hàm lượng đạm động vật bổ sung, tăng đạm thực vật từ hạt bông và hạt cải trong thức ăn cho cá trắm cỏ giúp giảm chi phí thức ăn, nhưng đồng thời giảm tỷ lệ sống và miễn dịch. Cần có giải pháp đồng thời giảm chi phí và giảm dịch bệnh cho mô hình nuôi, trong những trường hợp tương tự thì chiết xuất thảo dược thường mang đến kết quả khả quan.

Cá trắm cỏ
• 10:32 30/06/2021

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 18:13 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:13 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:13 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:13 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:13 20/04/2024