Thu tiền tỷ nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Khoảng gần 2 năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng diện tích, với tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn đến 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất.

Nuôi tôm công nghệ cao
Ông Lê Quang Hùng (khu phố 4, phường 12, thành phố Vũng Tàu) có 1ha ao chính nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm nuôi được 3 lứa, thu về khoảng 1 tỷ đồng.

Ông Lê Quang Hùng, ở khu phố 4, phường 12, thành phố Vũng Tàu hiện thành công với mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên ao trước đây vốn là ruộng muối của gia đình.

Ông Hùng cho biết, trước đây, gia đình ông chuyên làm muối, nhưng do biến động của thị trường, giá muối không ổn định, thời tiết thất thường khiến cho việc sản xuất muối của gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Nhờ được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển giao kỹ thuật, ông Hùng bắt đầu chuyển sang nghề nuôi tôm sú.

Thấy nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao hơn làm muối, năm 2018 ông Hùng quyết định đầu tư cải tạo mô hình nuôi tôm sú thâm canh và đầu tư ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 1,5 ha, trong đó có 2 ao nuôi và 3 ao lắng để lọc nước lấy từ biển vào.

Theo đó, ông Hùng đã bỏ ra chi phí khoảng hơn 1 tỷ đồng đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao lót vải bạt toàn bộ ao nuôi, đầu tư hệ thống máy sục oxy, quạt gió… Với nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm, nhờ có máy móc hiện đại, quy trình lắng lọc nước vào ao nuôi rất nghiêm ngặt, nên hiện nay 1 năm gia đình ông Hùng nuôi được 3 vụ tôm, với khoảng trên 16 tấn tôm/năm, sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu về gần 1 tỷ đồng.


Ao lót bạt cùng hệ thống máy móc nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của hộ ông Bùi Thế Vương (xã An Ngãi, huyện Long Điền). 

Mặc dù chỉ mới bắt đầu nuôi tôm hơn 1 năm, nhưng ngay từ lúc đầu, ông Bùi Thế Vương, xã An Ngãi, huyện Long Điền đã mạnh dạn thuê đất, đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trên diện tích 7 ha; trong đó có 1,5 ha ao nuôi chính, diện tích còn lại là ao lắng, lọc và xử lý nước thải.

Với 1,5 ha ao nuôi chính, ông Vương đã đầu tư 2 loại ao nuôi gồm ao nuôi vuông, với 5 ao diện tích 10.000 m2, loại ao nuôi này ông đầu tư lót bạt ngay trên toàn bộ nền ao đất, sau đó cho nước đã được lắng lọc, xử lý vào ao nuôi và loại ao nuôi tròn, với 10 ao có diện tích 830 m2/ao, loại ao nuôi tròn này được thiết kế khung thép lót bạt.

Ngoài ra, ông Vương còn đầu tư máy sục oxy, quạt gió, máy điều khiến cho tôm ăn tự động và hệ thống máy móc hiện đại đo nồng độ pH trong ao nuôi… phía trên mỗi ao nuôi ông cũng đầu tư hệ thống mái che bằng lưới đen để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp xuống ao nuôi tôm.

Ông Vương cho biết, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sẽ sản xuất được 3 vụ mỗi năm, cao gần gấp đôi so với phương pháp nuôi thông thường, tỷ lệ tôm nuôi hao hụt cũng giảm nhiều so với nuôi truyền thống. Sau hơn 1 năm, hiện, ông Vương đã nuôi được 5 lứa, với khoảng 60 tấn/lứa. Giá bán trung bình từ 130 - 160.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi ha ông Vương lời từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng/1 ha/1 lứa.

Ông Vương chia sẻ, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao giúp quá trình nuôi tôm an toàn và giảm rủi ro, vì thế lợi nhuận chắc chắn tăng lên và năng suất cao hơn bà con nuôi truyền thống. Hơn nữa, môi trường nước là yếu tố then chốt, quan trọng sau khâu con giống trong nuôi tôm, chính vì vậy nuôi tôm công nghệ cao rất cần nhiều hệ hệ thống ao lắng lọc, trong quá trình lắng lọc người nuôi cũng cần chú ý xử lý kỹ trước khi đưa vào ao nuôi.


Với 1,5 ha ao nuôi chính ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm hộ ông Bùi Thế Vương (xã An Ngãi, huyện Long Điền) nuôi được 3 - 5 lứa, thu về 1,2 đến 1,4 tỷ đồng/ha/lứa. 

Thống kê từ Chi cục Thủy sản tỉnh, đến thời điểm này toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 18 cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với diện tích khoảng 352 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm 2019.

Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao đất lót bạt, hoặc các hồ tròn khung thép có lót bạt trong nhà màng; công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh với mật độ nuôi 250 - 500 con/m2. Các cơ sở thường nuôi theo hình thức gối đầu, vì vậy một năm có thể nuôi được từ 3 đến 5 vụ.

Với phương pháp nuôi theo công nghệ cao, môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ, nguồn nước tuần hoàn và khép kín, quá trình nuôi ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, nên có thể thả giống quanh năm và không bị lệ thuộc khung lịch mùa vụ. Đây cũng là lợi thế để tránh được tình trạng thu hoạch đại trà làm giá tôm thương phẩm giảm xuống.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, có khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường rất tốt nên các cơ sở nuôi tôm đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, trước xu thế hiện nay trên địa bàn tỉnh bắt đầu hình thành, phát triển nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Thời gian tới, đơn vị sẽ triển khai mở các lớp tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh về tính ưu việt của mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đây là hướng đi tất yếu cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chuyển đổi dần đần từ hình thức truyền thống sang công nghệ cao.

“Việc áp dụng các mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bước đầu mang lại tín hiệu tích cực. Đây là hướng đi mới, có tiềm năng lớn bởi giúp người nuôi phần nào yên tâm trước sự biến đổi khó lường của thời tiết; đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng một diện tích đất nhờ có thể nuôi tôm với mật độ cao do áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng khuyến cáo các doanh nghiệp và người nuôi tôm cần cẩn trọng, nghiên cứu kỹ quy trình, kỹ thuật nuôi khi áp dụng mô hình này nhằm tránh rủi ro trong sản xuất”, ông Nguyễn Hữu Thi chia sẻ.

TTXVN
Đăng ngày 02/07/2020
Hoàng Nhị
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 00:32 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 00:32 03/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 00:32 03/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 00:32 03/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 00:32 03/02/2025
Some text some message..