Thủ tục visa cho con cá rắc rối hơn

Để có được visa vào EU sắp tới đây, người nuôi gặp thêm nhiều thách thức khi mà hội đồng Quản lý nuôi trồng thuỷ sản (Aquaculture Stewardship Council – ASC) đang tham vấn sửa đổi một số nguyên tắc trong tiêu chí chứng nhận tự nguyện cho cá tra, sau lần công bố đầu tiên cách đây năm năm.

Thủ tục visa cho con cá rắc rối hơn
Tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2016 đạt 1,67 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Yến.

Những thay đổi gây khó thêm

Lần này, phạm vi tiêu chuẩn ASC đề xuất mở rộng họ pangasiidae, chứ không chỉ có cá tra, basa. “Từ việc áp dụng cho hai loài đặc hữu của Việt Nam, phạm vi áp dụng cá da trơn sẽ rộng hơn, sẽ có thêm “đối thủ” pangasianodon (cá tra dầu), helicophagus (trong đó có cá tra chuột), pseudolais bên cạnh pangasius…”, theo ông Huỳnh Quốc Tịnh, điều phối viên chương trình Thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản WWF-Việt Nam.

Đề xuất mới có vẻ linh động hơn: trang trại không nằm trong vùng cấm nuôi trồng thuỷ sản, thay vì trang trại phải nằm trong vùng được quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản như trước đây,  nhưng nguyên tắc trang trại không được nằm trong vùng đất ngập nước tự nhiên (theo Ramsar) nếu là trang trại thành lập sau năm 1999; nhiều trang trại băn khoăn: vùng được chứng nhận Ramsar hay định nghĩa Wetland, theo Ramsar?

ASC đề xuất trang trại đóng góp vào quỹ phục hồi tương ứng những tổn thất mà trang trại gây ra do nuôi cá tra (phục hồi tại trang trại hoặc nơi khác) ảnh hưởng tới các loài nguy cấp, hoặc ảnh hưởng tới vùng sống quan trọng của chúng khi đánh giá tác động của trang trại, lịch sử vùng đất, đa dạng sinh học của môi trường xung quanh. Trong đó, trang trại phải nộp những kết quả về nghiên cứu chứng minh quá trình nuôi không tác động, có  thể hiểu là phải làm thêm đánh giá xem có tác động hay không? Và từ “ trước đây” là thời hạn nào vẫn là điều khiến các trang trại băn khoăn.

Báo cáo về tìm kiếm các loài bị đe doạ cần có thông tin về tham vấn cộng đồng và khi lập danh sách các loài có nguy cơ, trang trại phải lưu lại những bằng chứng khi lập danh sách; và phải cho biết dựa vào đâu (những nghiên cứu Sách đỏ, bài báo), khiến nhiều chủ trang trại vốn là những nông dân không biết phải làm thế nào!?

Chủ trang trại kêu trời

Trong khi trước đây trang trại chỉ duy trì những bằng chứng về tiêu thụ năng lượng, nay ASC đề xuất phải tính ra định mức năng lượng sử dụng đổi hết qua kilojoule (tính bằng kilojoule/1 tấn cá/năm). Đề xuất này muốn những nhà sản xuất cá tra phải công khai thành phần nào chiếm hơn 1% trong trong thức ăn có GMO và phải duy trì bằng chứng cho bên mua. Làm sao trang trại minh bạch khi nhà cung cấp thức ăn muốn giấu?

Phiên bản mới cũng đề xuất trang trại phải phải tính ra lượng kháng sinh trong 1 tấn cá sản xuất, phải báo cáo công khai trên mạng của ASC. Không chỉ tính tổng lượng kháng sinh mà phải tính từng loại kháng sinh dùng trong 1 tấn cá. Có hai chọn lựa về hạn chế số lần điều trị bằng kháng sinh trong quá trình nuôi (ba lần điều trị kháng sinh trong chu kỳ nuôi). Lựa chọn thứ nhất là tới năm 2019 mới áp dụng; lựa chọn thứ hai là áp dụng ngay bây giờ. Tại sao phải giới hạn trong khi có thể test thành phẩm ở đầu ra?

ASC cũng đề xuất kiểm soát lượng thải phosphorus theo nước thải ra ngoài (không quá 7,2 kg/tấn, lượng thải nitơ không quá 27,5 kg/1 tấn cá). Tuy nhiên, để ra hai con số này, trang trại phải mời phòng thí nghiệm xuống lấy mẫu từng ao sau đó tính toán, chi phí này không hề nhỏ! Nước thải phải có DO hơn 3mg/lít, trong khi quy chuẩn Việt Nam cho phép hơn 2mg là được!? Các chủ trang trại cho rằng nước ngoài sông DO không tới 3mg/lít thì làm sao trang trại cho nước tăng lên tới mức đó!?

“Đó là quá trình tính toán cực kỳ vất vả chứ không đơn giản là đưa ra con số như đề xuất, thậm chí nguyên tắc này chỉ làm tăng chi phí cho những đơn vị được chứng nhận của ASC. Hơn nữa, đã có những tính toán về lượng nitrogen, phosphorus từ nước thải, cần gì phải tính lượng hấp thu trong cơ thịt cá. Vì như vậy trang trại phải tốn thêm vài trăm triệu/năm để chứng minh”, một người đã tham gia quá trình tính toán trong sáu tháng, nói.

Những đề xuất như trang trại phải có đê cao hơn mực nước triều (lấy thông tin đỉnh lũ mười năm trở về trước), nhưng các trang trại nói dẫu có số liệu mười năm đi chăng nữa cũng không ổn, vì tác động biến đổi khí hậu khôn lường, năm ngoái khô hạn, xâm nhập mặn còn năm nay nước ngập tới các thành phố. Trang trại phải nâng bờ, trong khi vùng đã có đê bao quốc gia? Tại sao phải nâng bờ để tránh cá xổng thoát, trong khi có cách khác ít tốn kém và hiệu quả hơn?

Cần sự thấu cảm

Các trang trại còn bức xúc khi đề xuất mới về tỷ lệ cá chết từ lúc thả nuôi tới lúc thu hoạch phải ít hơn hoặc bằng 20%, vậy mua con bột về nuôi sẽ không đáp ứng được điểm này. Muốn vậy phải mua cá lớn hơn (chưa chắc cá chết ít hơn), như vậy sẽ tăng chi phí. Cách làm này chỉ làm khó khăn cho trang trại ASC!

38kg/m2 ao là mật độ tối đa cho ao nuôi theo chuẩn ASC, phải theo dõi hàng tháng khi vượt quá tiêu chí phải giảm bớt, trong khi Việt Nam cho phép nuôi 40 con/m2.

Các hiệp hội chế biến thuỷ sản từng kỳ vọng, 10% sản lượng cá tra xuất khẩu nhận được chứng nhận (ASC) vào năm 2012 và ba năm sau khoảng phân nửa lượng cá tra xuất khẩu đạt tiêu chuẩn  này. Một doanh nghiệp tính toán, chi phí đầu tư cho chuẩn ASC chiếm 20% giá thành sản phẩm. Do đó, giá bán tăng thêm 20%, doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn, dù tình hình chưa lạc quan, nhưng doanh nghiệp này vẫn làm để bảo đảm một tương lai bền vững hơn.

Trong vòng 20 năm, lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng gấp 50 lần. Sự bùng nổ, tăng tốc chưa từng có đã để lại nhiều vấn để như khả năng kiểm soát rủi ro cho môi trường, an sinh của người nuôi. Và vấn đề quá nhạy cảm là an toàn thực phẩm cho người dùng cuối cùng, nên các tiêu chí đánh giá chứng nhận ngày càng khắt khe hơn.

“Làm theo chuẩn mực là tốt vì nó giống như “lá bùa hộ mệnh”, nhưng quá tốn kém. Chi phí cứ tăng lên khi thực hiện cam kết thực hành chuẩn mực, nhưng giá bán không thể tăng như mình muốn. Có cách nào làm cho việc chuẩn hoá sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế khả thi hơn không? Nhiều chủ trang trại than thở.

Tổ chức Sáng Kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH), tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và các doanh nghiệp thương mại ngành cá châu Âu phối hợp chặt chẽ với quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) và hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) lập ra nhóm Xúc tiến ASC.

TGTT
Đăng ngày 30/10/2017
Hoàng Lan
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:05 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:05 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:05 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:05 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:05 22/11/2024
Some text some message..