Thủ tướng thăm cơ sở sản xuất tôm có “giấc mơ” 2 tỷ USD

Chiều 5/2, trong chuyến công tác tại Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

chế biến tôm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ khảo sát tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chuyến khảo sát của Thủ tướng tại doanh nghiệp xuất khẩu tôm nuôi hàng đầu thế giới này diễn ra trước thềm Hội nghị toàn quốc về phát triển ngành tôm Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày mai (6/2).

Theo lãnh đạo Công ty Minh Phú, năm qua, Công ty đã xuất khẩu tôm với giá trị hơn 535 triệu USD và cho biết, với quyết tâm cao cộng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, con số này có thể tăng gần 4 lần trong 4 năm tới (tức đạt 2 tỷ USD vào năm 2021).

Một trong những hướng đi của doanh nghiệp này là thành lập doanh nghiệp xã hội, vừa vì mục đích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Theo đó, sẽ kết hợp giữa trồng rừng ven biển và nuôi tôm nhằm khuyến khích người tiêu dùng “ăn tôm là bảo vệ môi trường”. Lãnh đạo Công ty cũng bày tỏ trăn trở về việc nâng cao giá trị con tôm mà muốn vậy, phải liên kết các hộ nuôi tôm, từ đó xác lập xuất xứ, nguồn gốc cho con tôm Việt Nam.

Từ sự liên kết này, Công ty sẽ hướng dẫn quy trình kỹ thuật giúp nông dân trực tiếp tham gia nuôi tôm, tạo nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có thể truy xuất nguồn gốc tôm. Đây là hướng đi giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương, nhất là khi Cà Mau có tới 100.000 ha rừng. Nếu phát triển tốt có thể khuyến khích nông dân trồng rừng và nâng diện tích nuôi tôm trong rừng đước lên tới 200.000 ha. Theo nghiên cứu của Công ty, với phương thức nuôi sử dụng thức ăn hữu cơ, sản lượng tôm nuôi có thể đạt 1,5 tấn/ha/năm và thậm chí là 2,5 tấn/ha/năm.

Bên cạnh đó, với chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc thì tôm Việt Nam có thể bán khắp thế giới với giá cao hơn từ 10-30% so với hiện nay.


Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Công ty khi trở thành đơn vị sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chuyến khảo sát của Thủ tướng tại doanh nghiệp xuất khẩu tôm nuôi hàng đầu thế giới này diễn ra trước thềm Hội nghị toàn quốc về phát triển ngành tôm Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày mai (6/2).

Theo lãnh đạo Công ty Minh Phú, năm qua, Công ty đã xuất khẩu tôm với giá trị hơn 535 triệu USD và cho biết, với quyết tâm cao cộng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, con số này có thể tăng gần 4 lần trong 4 năm tới (tức đạt 2 tỷ USD vào năm 2021).

Một trong những hướng đi của doanh nghiệp này là thành lập doanh nghiệp xã hội, vừa vì mục đích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Theo đó, sẽ kết hợp giữa trồng rừng ven biển và nuôi tôm nhằm khuyến khích người tiêu dùng “ăn tôm là bảo vệ môi trường”. Lãnh đạo Công ty cũng bày tỏ trăn trở về việc nâng cao giá trị con tôm mà muốn vậy, phải liên kết các hộ nuôi tôm, từ đó xác lập xuất xứ, nguồn gốc cho con tôm Việt Nam.

Từ sự liên kết này, Công ty sẽ hướng dẫn quy trình kỹ thuật giúp nông dân trực tiếp tham gia nuôi tôm, tạo nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có thể truy xuất nguồn gốc tôm. Đây là hướng đi giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương, nhất là khi Cà Mau có tới 100.000 ha rừng. Nếu phát triển tốt có thể khuyến khích nông dân trồng rừng và nâng diện tích nuôi tôm trong rừng đước lên tới 200.000 ha. Theo nghiên cứu của Công ty, với phương thức nuôi sử dụng thức ăn hữu cơ, sản lượng tôm nuôi có thể đạt 1,5 tấn/ha/năm và thậm chí là 2,5 tấn/ha/năm.

Bên cạnh đó, với chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc thì tôm Việt Nam có thể bán khắp thế giới với giá cao hơn từ 10-30% so với hiện nay.


Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Công ty khi trở thành đơn vị sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Minh Phú, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Công ty khi trở thành đơn vị sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới cũng như hoan nghênh “giấc mơ tôm” 2 tỷ USD của Minh Phú. Thủ tướng cho rằng, Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được giấc mơ này.

Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp đóng góp tiếng nói, cùng với các đơn vị của 28 tỉnh, thành phố ven biển, tại hội nghị lớn của ngành tôm vào ngày mai, qua đó, cùng chung sức biến giấc mơ đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD/năm của ngành tôm Việt Nam trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Nếu đạt được 10 tỷ USD xuất khẩu tôm thì điều đó sẽ mang tính lịch sử. Chúng ta có quyền ước mơ và có thể đạt được con số đó, Thủ tướng chia sẻ.

Báo Chính Phủ, 05/02/2017
Đăng ngày 06/02/2017
Đức Tuân
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:00 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 09:36 19/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 13:46 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 13:46 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 13:46 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 13:46 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 13:46 19/12/2024
Some text some message..