Tiềm năng phát triển nghề nuôi lươn ở Tiền Giang

Nghề nuôi lươn không bùn sử dụng giống nhân tạo và thức ăn viên là cách nuôi mới hiện nay đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, phù hợp với các hộ dân có diện tích nhỏ xung quanh nhà, khu đô thị và tận dụng thời gian nhàn rỗi, kiểm soát được bệnh, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi, giúp hạ giá thành cho sản phẩm. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ lươn ngày càng mở rộng cả trong nước và xuất khẩu nên nghề nuôi lươn rất có tiềm năng.

Tiềm năng phát triển nghề nuôi lươn ở Tiền Giang
Lươn thương phẩm. Ảnh: Internet

Việc nuôi lươn trước đây thường xuyên gặp khó khăn trong phát triển mô hình do con giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt và không đảm bảo chất lượng; nuôi trên nền đáy bùn khó quản lý làm lươn dễ bị bệnh, tỉ lệ sống thấp, chi phí sản xuất cao. Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm sử dụng thức ăn tươi sống (thường là cá tạp) không chủ động được và không đảm bảo yêu cầu chất lượng khiến lươn dễ bị lây nhiễm bệnh từ nguồn thức ăn tươi sống, môi trường nước nuôi dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình.

Trước tình hình đó, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng các mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo, nuôi lươn không bùn từ giống nhân tạo bằng thức ăn viên, tổ chức lớp dạy nghề tại mô hình, bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan.

Thành công đầu tiên đó là mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo đã giúp người nuôi lươn chủ động được nguồn giống chất lượng trong quá trình nuôi, con giống nhân tạo rất khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sử dụng được thức ăn viên, ít hao hụt khi nuôi, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và một phần số lượng theo nhu cầu của người nuôi.

Nguồn lươn giống trên được cung cấp cho các hộ nuôi lươn không bùn bằng thức ăn viên đã giúp tỉ lệ sống của lươn nuôi được nâng lên và ổn định trong quá trình nuôi; sử dụng thức ăn viên giúp chủ động được nguồn thức ăn, tránh hủy diệt cá tự nhiên, hạ giá thành sản phẩm, môi trường nước tốt, ít bệnh; bạt nuôi không bùn giúp dễ chăm sóc quản lý và lươn ít bệnh.

Ngoài ra, tại các mô hình trình diễn đã tổ chức lớp dạy nghề nuôi lươn, giúp người dân nắm bắt và thực hành quy trình đạt kết quả tốt, qua đó được nhiều người dân đồng tình ủng hộ; đồng thời đã tổ chức cho nông dân các huyện, thị, thành đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm tại các mô hình. Từ hiệu quả của mô hình, hiện nay, nông dân nhiều nơi trong tỉnh đều nuôi lươn theo kiểu mới này, tuy số hộ nuôi chưa nhiều nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan.

Cụ thể, mô hình nuôi lươn này không cần diện tích đất nhiều, với mật độ nuôi thịt 150 con/m2 thì hai bạt có diện tích 30m2 nuôi được khoảng 5.000 con lươn, giống đã được thuần bằng thức ăn viên nên chủ động được thức ăn và cần một ao xử lý nước khoảng vài trăm mét vuông là đủ (có thể sử dụng nước sông, nước giếng khoan hoặc nước máy bơm lên hồ rồi cấp qua bạt nuôi lươn), cần đo oxy trước khi cấp nước qua bạt nuôi lươn. Trong quá trình nuôi định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước và trộn vô thức ăn cho lươn. Sau 9 tháng nuôi, lươn thịt cho thu hoạch với lợi nhuận trung bình 50 triệu đồng/10.000 con hoặc mô hình sản xuất lươn giống sau 6 tháng thực hiện lợi nhuận trên 30 triệu đồng/50kg lươn bố mẹ (khoảng 120 cặp lươn bố mẹ).

Qua các mô hình đã giúp nâng cao trình độ sản xuất của người dân, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiêu biểu là sản xuất được giống nhân tạo đã nâng cao tỉ lệ sống khi nuôi; nuôi trên bạt không bùn giúp giảm bệnh, dễ chăm sóc quản lý; tạo thói quen sử dụng chế phẩm sinh học; sử dụng thức ăn viên trong quá trình ương nuôi lươn đã tạo điều kiện cho người nuôi chủ động được nguồn thức ăn, giảm đánh bắt cá tạp làm thức ăn cho lươn, góp phần hạn chế bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và giảm hệ số thức ăn.

Mô hình đã giúp tận dụng thời gian nhàn rỗi cho nông dân, tạo việc làm cho nông dân, nhờ vậy góp phần giảm giá thành, tạo ra sản phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Đây được xem là mô hình phù hợp nơi đô thị ít đất sản xuất, tận dụng lao động sẵn có tại nông hộ, giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất.

Báo Tiền Giang
Đăng ngày 02/07/2018
Nguyễn Thị Phương Dung
Nuôi trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:11 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 09:53 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 05:30 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 05:30 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 05:30 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 05:30 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 05:30 20/12/2024
Some text some message..