Tiêu cực tái diễn tại Seaprodex: Quả bóng trách nhiệm chưa có người nhận?

Sau hàng loạt phi vụ gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex – thuộc Bộ NN&PTNT) và các công ty con bị báo chí phản ánh, đến nay hướng xử lý những tiêu cực như thế nào và trách nhiệm của người đứng đầu ra sao thì vẫn đang là một ẩn số chưa có lời giải…

Seaprodex
Con thuyền Seaprodex ngày càng thể hiện nhiều tiêu cực chưa được xử lý triệt để.

Gây thất thoát hàng trăm tỷ vẫn chưa xử lý nghiêm minh?

Hiện nay, tại Seaprodex, hàng loạt thương vụ kinh doanh yếu kém, buông lỏng quản lý, cố ý làm trái qui định gây thất thoát vốn Nhà nước đã vượt lên con số trên 100 tỷ đồng nhưng lãnh đạo đơn vị này vẫn chưa thấy ai bị xử lý. Có chăng, Thanh tra Bộ NN&PTNT vào cuộc nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức nêu sự việc mà không đưa ra kết luận cụ thể, hướng xử lý rõ ràng, nghiêm túc!

Cụ thể, trong thương vụ mua bán cổ phần Công ty Proconco, số tiền được cho thất thoát là trên 1,7 triệu USD vẫn chưa thấy lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo làm rõ, ngay cả khi một số chứng từ chứng minh việc rút khoản tiền này đang có nghi vấn về dấu hiệu giả mạo? Phi vụ đầu tư mua 1 triệu cổ phiếu Cty CP Cotecland dẫn đến thua lỗ gần 7 tỷ đồng đã vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 94/NQ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ (đầu tư ngoài ngành) nhưng chỉ dừng lại mức phê bình rút kinh nghiệm. Bán căn nhà 01 và 01A Tăng Bạt Hổ, phường 12, quận 5, TP.HCM thuộc tài sản Nhà nước giao cho Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung (Seaprodex DaNang - công ty con của Seaprodex) sở hữu nhưng khi bán thì không thông qua đấu giá mà chỉ định bán cho một cá nhân với giá khoảng 24,5 tỷ đồng. Kết quả, chỉ 3 tháng sau người này bán lại cho một đơn vị khác với giá khoảng 43 tỷ đồng. Trong vụ bán tài sản Nhà nước trái quy định này trực tiếp đã gây thiệt hại cho Seaprodex DaNang 18,5 tỷ đồng nhưng đến nay việc xử lý người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm vẫn chưa thấy nhắc tới…?

Những việc làm sai trái, gây hậu quả xấu tại Seaprodex và các công ty con đã diễn ra từ lâu, báo chí cũng phản ánh mạnh mẽ nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một quyết định xử lý các sai phạm nêu trên một cách nghiêm minh. Điều đó, khiến dư luận nghi ngờ và đặt thẳng vấn đề về sự trong sáng trong cách điều hành cũng như trách nhiệm của Bộ NN&PTNT trong việc để xảy ra tiêu cực kéo dài tại Seaprodex?

Bật “đèn xanh” để… hợp lý hóa nguồn vốn bị thất thoát?

Mới đây, trong tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ NN&PTNT đã đứng ra xin trừ khoản công nợ không có khả năng thu hồi (đồng nghĩa với việc giảm trừ giá trị phần vốn Nhà nước) trên 9,3 tỷ đồng cho Seaprodex DaNang. Điều đáng nói là cũng vì khoản công nợ khó đòi này mà Bộ NN&PTNT đã có bốn lần Quyết định khác nhau. Cụ thể, năm 2007, Bộ Thủy Sản có quyết định 1151/QĐ-BTS ngày 31/7/2007 điều chỉnh giá trị phần vốn Nhà nước cho Seaprodex DaNang để chuyển thành công ty cổ phần không thấy giảm trừ khoản nợ trên. Đến khi sáp nhập Bộ Thủy Sản thành Bộ NN&PTNT thì ngày 27/02/2008 lại có Quyết định số 645/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT cho phép bổ sung giảm trừ vốn Nhà nước khoản 9,3 tỷ đồng này. Khi Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng vào cuộc kiểm tra và ra kết luận chỉ rõ Quyết định số 645/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT là không đúng thẩm quyền, trái qui định thì sau đó Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát mới ra Quyết định số 3018/QĐ-BNN ngày 03/12/2012 hủy bỏ quyết định 645 đã ký trước đó đồng nghĩa với việc không cho giảm trừ khoản 9,3 tỷ đồng. Thế nhưng, bây giờ Thứ trưởng Hà Công Tuấn lại ký tờ trình xin Thủ tướng cho phép loại trừ khoản công nợ này?!

Điều đáng nói là Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn trình Thủ tướng cho rằng, khoản 9,3 tỷ đồng này đều thuộc dạng không có khả năng thu hồi, đã được tòa án thụ lý, có kết luận nhưng các cơ quan thi hành án đều có quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án vì lý do các đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, không còn khả năng thanh toán. Thế nhưng trên thực tế, trong tổng khoản nợ 9,3 tỷ đồng thì riêng Công ty TNHH sản xuất thương mại Tự Lập (Công ty Tự Lập) có số nợ lớn nhất tới 445.269 USD tương đương trên 7,1 tỷ đồng hiện tại vẫn còn hoạt động bình thường (Căn cứ thông tin tra cứu trên Website của Tổng cục thuế (www.gdt.gov.vn) và Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn)). Đồng thời tháng 5/2007 và năm 2010 giữa Cty Tự lập và Seaprodex DaNang vẫn còn thanh toán tiền cho nhau. Mặt khác, Seaprodex DaNang cũng chưa có đơn khởi kiện ra tòa để thu hồi tài sản trên nên không có bản án nào. Vậy vì lý do gì mà khi trình Thủ tướng, Bộ NN&PTNT lại gộp chung khoản nợ trên 7,1 tỷ đồng của Cty Tự Lập vào?.

Như vậy trước việc Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng xin trừ khoản công nợ trên đã khiến dư luận đặt dấu hỏi rằng liệu Bộ NN&PTNT có bật đèn xanh để khoản nợ 7,1 tỷ đồng thuộc tài sản Nhà nước đáng lẽ phải thu hồi tiếp tục có nguy cơ mất tiếp?

Theo Báo Công Luận
Đăng ngày 11/10/2013
chính kỳ
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:32 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:32 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:32 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:32 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 09:32 26/11/2024
Some text some message..