Tìm hướng đi cho nghề nuôi tôm

Để vượt qua thực trạng thất bát, thua lỗ, bỏ hoang nhiều diện tích, nghề nuôi tôm nước lợ, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng triều ven sông cần có hướng đi phù hợp.

nuôi tôm công nghệ cao
Ông Trần Công Thành đầu tư nuôi tôm công nghệ cao đem lại hiệu quả ở xã Tam Hòa (Núi Thành). Ảnh: Việt Nguyễn

Khó đầu tư lớn

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Nam, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay trên địa bàn tỉnh hơn 8.600ha, tăng 0,6% so với năm 2019, trong đó nuôi cá 5.180ha (tăng 1,7%), nuôi tôm gần 2.600ha (giảm 1,5%). Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 ước đạt 25.306 tấn, tăng 2,5%  so với năm 2019, trong đó sản lượng tôm đạt hơn 16.600 tấn, tăng 2,2%.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nghề nuôi tôm, Quảng Nam chú trọng thu hút đầu tư của doanh nghiệp để làm “đầu tàu” thúc đẩy tích tụ ruộng đất, phát triển nuôi tôm thâm canh quy mô lớn. Thành quả là đã có một số nhà đầu tư lớn tạo cú hích với thành công vượt trội như Công ty CP QNTEK, Công ty TNHH Đầu tư thủy sản công nghệ cao Nam Mỹ (đều đầu tư với quy mô gần 10ha/mô hình ở xã Bình Hải, Thăng Bình, lãi hàng chục tỷ đồng/năm). Tuy vậy, với diện tích hơn 2.000ha còn lại, số doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm công nghệ cao, quy mô lớn còn ít ỏi.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, Quảng Nam trải thảm đỏ, mời gọi các nhà đầu tư lớn vì họ mới có đủ nguồn lực tài chính để tập hợp người nông dân nuôi tôm hàng hóa sau khi tập trung ruộng đất, dồn điền đổi thửa. Cái khó chung quy lại theo các doanh nghiệp vẫn là khó giải bài toán rủi ro. Bởi doanh nghiệp bỏ vốn lớn nhưng không thể quyết định được nuôi tôm có thành công, nếu thất bại thì thua lỗ lớn. Trong khi đó, người nông dân trực tiếp nuôi tôm, góp phần quan trọng cho thành bại nhưng lại không hứng chịu hậu quả khi không may rủi ro.

Ông Trần Công Thành đầu tư hơn 36ha nuôi tôm ở thôn Hòa Bình (xã Tam Hòa, Núi Thành) cho biết, nuôi tôm công nghệ cao đang áp dụng đem lại thành công. Ông đã liên kết với các công ty cung ứng tôm giống, cung cấp thức ăn, lo liệu quy trình kỹ thuật nuôi tôm để giúp cho hàng chục nông hộ áp dụng, đem lại nguồn thu nhập khấm khá. Tuy vậy, ông luôn lo lắng, không chắc quỹ đất 36ha tích tụ bấy lâu nay có được thuê dài hạn không, nếu đầu tư lớn hàng chục tỷ đồng mà không may dự án triển khai, Nhà nước thu hồi đất thì lỗ nặng.

Ông Thành đang ấp ủ dự định tạo chuỗi nuôi tôm khép kín bằng cách tiếp cận với doanh nghiệp chế biến tôm thương phẩm để ổn định con giống - quy trình kỹ thuật - chế biến tôm thương phẩm - tự cung ứng ra thị trường nội địa và xuất khẩu nhưng chưa tìm được đối tác như mong đợi. 

Một vấn đề khác khiến cho nuôi tôm quy mô lớn khó khả thi ở Quảng Nam là chính sách hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp vẫn còn bế tắc, dù Chính phủ cũng đã có Nghị định 55 về cơ chế hỗ trợ vay vốn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vướng mắc lớn nhất nằm ở chỗ nhiều doanh nghiệp muốn vay tín chấp nhưng các tổ chức tín dụng chỉ cho vay thế chấp. Cũng cần nói thêm, Quảng Nam đã có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm quy mô lớn như hỗ trợ đầu tư hạ tầng, ương nuôi tôm giống, nuôi tôm VietGAP, tiêu thụ tôm thương phẩm nhưng do thủ tục rườm rà, mỗi ngành giải quyết mỗi kiểu nên doanh nghiệp không tiếp cận được.  

Để nuôi tôm thành công

Trở lại với thành công của các công ty nói trên, từ quỹ đất thuê xấp xỉ 10ha, các công ty đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao. Trong đó, hơn 5ha là khu vực các ao nuôi thương phẩm, ao nuôi giai đoạn 1, diện tích còn lại là ao lắng, lọc và xử lý nước thải. Khi sở hữu được nguồn tôm giống chất lượng, doanh nghiệp nuôi tôm ương nuôi giai đoạn 1 đến khi hơn 30 ngày tuổi thì chuyển sang ao nuôi tôm thương phẩm cho đến khi thu hoạch, xuất bán.

Để xử lý tốt nguồn nước, doanh nghiệp đã đầu tư máy sục ô xy, quạt gió, máy điều khiển cho tôm ăn tự động, máy đo nồng độ pH, độ kiềm. Ở các hệ thống nuôi tôm, doanh nghiệp bố trí hệ thống mái che để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp xuống ao nuôi tôm. Với cách đầu tư lớn, nuôi tôm diễn ra 4 vụ/năm, tăng 2 vụ so với cách nuôi tôm thông thường.

Quan trọng hơn, tỷ lệ tôm nuôi hao hụt rất thấp, chỉ còn dưới 10%, sản lượng đạt 60 tấn/vụ. Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học từ chuối, dứa, sả, gừng thay vì kháng sinh, hóa chất nên giá bán tôm nuôi công nghệ cao thương phẩm hơn tôm nuôi thông thường 30 - 40 nghìn đồng/kg.

Hiện nay Quảng Nam đã có Trung tâm Sản xuất, kiểm định giống thủy sản đầu tư ở thôn Phương Tân (xã Bình Nam, Thăng Bình), tuy nhiên lượng tôm giống cung ứng ra thị trường chưa nhiều, hầu hết hộ nuôi tôm vẫn chưa tiếp cận để mua tôm giống tốt về nuôi. Trong khi đó trên thị trường vẫn tràn lan tôm giống, giá vừa rẻ vừa rất dễ mua.

“Các ngành chức năng cần thiết lập một hệ thống chuẩn mực để đối chiếu như thế nào là giống tôm tốt, như thế nào là trại giống tôm đạt chuẩn, làm thế nào kiểm soát tốt tôm giống trên thị trường để đảm bảo con giống đến tay người nuôi đạt chất lượng” - ông Hồ Nam Thái, một hộ nuôi tôm ở thôn Quý Ngọc (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ) nói.

Theo ông Nguyễn Hữu Trường - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Quảng Nam), ngoài tôm giống, các yếu tố đầu vào khác cũng cần được người nuôi tôm kiểm soát tốt, như men vi sinh, thuốc, kháng sinh... Theo tìm hiểu của chúng tôi, tôm nuôi rất nhạy cảm với môi trường và dịch bệnh nên người nuôi cần hết sức chú trọng phòng bệnh, vì một khi đã nhiễm bệnh thì rất khó chữa. Người nông dân cũng cần xóa bỏ cách nghĩ xưa nay là nên học theo người này, người kia mà chuyển sang tiếp cận nuôi tôm theo hướng khoa học, đầu tư bài bản, kiểm soát tốt nguồn nước.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 23/12/2020
Việt Nguyễn
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:26 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:26 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:26 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:26 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:26 26/11/2024
Some text some message..