Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra

Nhiều đại biểu tại hội thảo cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong phát triển mô hình tôm lúa là sự ổn định đầu ra sản phẩm thông qua các mối liên kết.

Mô hình tôm lúa
Hệ thống thủy lợi phục vụ cho mô hình lúa tôm vẫn là khâu yếu nhất từ khi xuất hiện mô hình đến nay. Ảnh: Nhật Hồ

Thiên nhiên tặng không mô hình hiệu quả

Ngày 30.3, Hội Thủy sản Việt Nam (ICAFIS) phối hợp cùng Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Thúc đẩy mô hình tôm lúa và liên kết doanh nghiệp tại ĐBSCL.

ĐBSCL với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mô hình tôm lúa (một vụ tôm và một vụ lúa) nên được người dân áp dụng rộng rãi. Mô hình đã giúp nông dân thu về lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng/ha/năm.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, diện tích nuôi tôm - lúa ước đạt gần 190.000ha chủ yếu tập trung tại các tỉnh như: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... với sản lượng đạt khoảng 120.000 tấn tôm thương phẩm. Đây là mô hình phát triển nhanh, bền vững, giúp hàng triệu nông dân có thu nhập ổn định. Ngoài ra đây là mô hình thích ứng với biển đổi khí hậu.

Mô hình tôm lúaMô hình lúa tôm tại tỉnh Bạc Liêu được xác định là bền vững có thu nhập cao. Ảnh: Nhật Hồ

Tại hội thảo, các đại biểu đều nhìn nhận sản xuất tôm lúa là hướng phát triển bền vững ở ĐBSCL. Các sáng kiến về sản xuất tôm lúa của vùng trong thời gian qua cho thấy hiệu quả mô hình đã được kiểm chứng và thừa nhận trong thực tế.

Tuy nhiên, khả năng nhân rộng mô hình phụ thuộc trước hết vào phương án phát triển lúa tôm và kế hoạch đầu tư công của các địa phương trong thời gian tới, sự tham gia của doanh nghiệp với vai trò đầu tàu dẫn dắt chuỗi cung ứng tôm lúa.

Thiếu đầu tư, rối đầu ra

Bên cạnh thuận lợi, mô hình tôm - lúa cũng đang gặp nhiều khó khăn như thiếu hệ thống thủy lợi, kỹ thuật canh tác chưa tối ưu, chưa xây dựng được thương hiệu, chưa phát triển được thị trường tiêu thụ ổn định...

Ngoài ra, nguồn con giống chưa chủ động phải nhập từ nơi khác về; việc kiểm soát chất lượng con giống còn hạn chế nên vẫn còn một lượng lớn giống trôi nổi chưa được kiểm soát.

Mô hình tôm lúaHệ thống thủy lợi phục vụ cho mô hình lúa tôm chưa hoàn chỉnh làm giảm năng suất con tôm lẫn cây lúa. Ảnh: Nhật Hồ

Theo ông Trịnh Văn Tiến, Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, kết quả tham vấn một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm gần đây cho thấy, hầu hết đều quan tâm đến sản phẩm tôm hữu cơ, sinh thái được chứng nhận do nhu cầu tốt tại các thị trường nhập khẩu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa chuẩn bị gì cho việc xây dựng vùng nguyên liệu tôm lúa do quan ngại hoặc chưa sẵn sàng tham gia đầu tư vào mô hình này bởi 2 lý do: Các tỉnh chưa quy hoạch vùng sản xuất tôm lúa và chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi cho vùng sản xuất tôm lúa.

Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, thông tin: Định hướng đến giai đoạn 2025-2030, chúng ta có khoảng 300.000ha nuôi tôm lúa. Như vậy, để đạt được mục tiêu này ngoài con giống người dân cần có kỹ thuật tốt và mô hình liên kết hiệu quả.

“Vấn đề quan trọng là bán cho ai và bán ở đâu. Việc chúng ta cần làm là liên kết, xây dựng dự án liên kết chuỗi trong mô hình tôm lúa. Chúng tôi sẽ tổng hợp các mô hình liên kết ở khu vực và nhân ra diện rộng để người dân áp dụng”, ông Khôi nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khôi, các địa phương cần chú trọng công tác kế hoạch và thực hiện, quản lý, giám sát đảm bảo đúng định hướng phát triển trọng tâm của vùng; xây dựng hạ tầng thủy lợi kịp thời đáp ứng nhu cầu nước phục vụ cho vùng phát triển mô hình. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất đảm bảo phát triển bền vững hài hòa lợi ích của các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế.

Báo Lao Động
Đăng ngày 31/03/2023
Nhật Hồ
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:15 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:15 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:15 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:15 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:15 26/11/2024
Some text some message..