Tôm sinh thái dưới tán rừng Cà Mau sau 20 năm "xuất ngoại"

“Phát triển tôm sinh thái kết hợp với những sản vật dưới tán rừng là 1 trong 3 đột phá mà huyện chọn để tập trung chỉ đạo trong thời gian tới”, đó là chia sẻ đầy tâm huyết của ông Ngô Minh Toại - Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tôm sinh thái Cà Mau
Tôm sinh thái là một trong những hướng phát triển nông nghiệp chủ lực ở Cà Mau.

Câu chuyện "xuất ngoại của con tôm dưới tán rừng

Để trở thành 1 trong 3 đột phá chiến lược của huyện, con tôm sinh thái đã trải qua hành trình thử thách hơn 20 năm để chứng minh giá trị với người dân, chính quyền địa phương và người tiêu dùng trên thế giới.

Câu chuyện vươn mình ra thế giới của con tôm sinh thái bắt đầu từ năm 1999. Biết được ưu thế khó nơi nào có được, lãnh đạo UBND huyện thời ấy cùng lãnh đạo Lâm Ngư trường 184 (nay thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển) đã dùng con tôm nuôi dưới tán rừng để thết đãi những vị khách đến từ Đại sứ quán Thuỵ Sĩ. Sau bữa cơm dưới tán rừng cùng với những sản vật vốn rất tự nhiên và vô cùng đặc trưng của Cà Mau, một dự án tài trợ nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng đã được triển khai. Và chẳng lâu sau tôm sinh thái nơi đây được cấp giấy chứng nhận. Có được giấy “thông hành” của các tổ chức như EU, Hà Lan..., con tôm sinh thái bắt đầu hành trình xuất ngoại.


Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc (giữa) khảo sát thực tế mô hình nuôi tôm sinh thái trên địa bàn huyện. Ảnh: Huỳnh Tứ

Kể từ đó, mô hình nuôi tôm sinh thái cứ thế được nhân rộng trong dân trên địa bàn toàn huyện, trong đó xã Viên An Đông được xem là điểm nhấn. Nhắc đến mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, Phó chủ tịch UBND xã Viên An Đông Lương Huỳnh Hảo hào hứng: "Toàn bộ diện tích của 14 ấp trên địa bàn xã đều đang nuôi tôm sinh thái. Trong đó có hơn 6.300 ha với 1.203 hộ đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Naturland, ASC, Selva Shrimp của EU, Hà Lan. Hiện nay, toàn bộ diện tích này đã được Tập đoàn Minh Phú và Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm". 

Được chứng nhận này, hàng năm người dân được hưởng lợi rất lớn từ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ con giống, dịch vụ môi trường rừng... “Chỉ tính riêng dịch vụ chi trả môi trường rừng hiện 1.203 hộ này hàng năm được nhận hơn 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, qua thời gian nuôi, mô hình này đã chứng minh tính hiệu quả không chỉ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng con tôm mà còn bảo vệ môi trường, đảm bảo được sự phát triển tương lai lâu dài. Đây là hướng đi hiệu quả nhất cho người dân Viên An Đông”, ông Hảo nhận định.

Nhận định này của ông Hảo đã được khẳng định bằng thực tế. Vào thời điểm năm 2015, trong khi không ít lô hàng thuỷ sản phải nằm kho hay thê thảm hơn là bị đối tác trả về do có tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng... thì các sản phảm từ con tôm sinh thái đều dễ dàng xuất ngoại thành công, thậm chí được ưa chuộng bậc nhất.

Gần nhất và dễ thấy nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 đang tác động rất nặng nề, giá thành nhiều mặt hàng tôm sụt giảm mạnh, thế nhưng con tôm sinh thái của xã viên các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Viên An Đông vẫn bán được giá cao do có doanh nghiệp bao tiêu và trợ giá cho người dân.

Hướng phát triển tương lai

Đến nay, toàn huyện Ngọc Hiển có 4.500 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái với diện tích 17.805 ha, phấn đấu đến cuối năm nay diện tích nuôi tôm sinh thái đạt 18.810 ha. Trong đó có 110 tổ hợp tác sản xuất với 1.413 hộ và 14 HTX. Ngoài ra, huyện đang tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng con giống, mục tiêu là đến hết năm 2020 lượng giống thuỷ sản cung cấp cho thị trường đạt 11 tỷ con.

Có thể con tôm sinh thái không vượt bậc về năng suất như các loại hình nuôi khác như tôm thâm canh và siêu thâm canh, thế nhưng tính ổn định khỏi phải bàn cãi. Điều này càng được thấy rõ hơn khi đến thăm và chứng kiến sự phát triển của 17 xã viên trong HTX nuôi tôm sinh thái Đại Đoàn Kết, ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông. Con kênh Xẻo Lá nhỏ nhận phù sa từ biển thông qua dòng chảy của kênh Xẻo Lá mang về vun bồi cho mảnh đất này ngày một màu mỡ.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tường kiên cố, Giám đốc HTX Đại Đoàn Kết Phan Minh Ký (Út Ký), người có 22 năm tuổi Đảng, chân tình: "Đây không phải là căn nhà duy nhất của tôi, cách đây không xa cũng có 1 căn thứ hai như vậy. Tất cả đều nhờ nuôi tôm sinh thái mà có". Chỉ tay ra miếng vuông hơn 60 công đất sau nhà, ông Út Ký tâm đắc chia sẻ, toàn bộ 17 xã viên của HTX đều duy trì được diện tích rừng theo đúng tiêu chí mà các tổ chức thế giới quy định (50% diện tích rừng) khi công nhận đạt chuẩn, thậm chí nhiều hộ diện tích này còn tăng hơn trước.

Nói về công tác quản lý, phát triển rừng, ông Hảo tâm đắc: “Rừng sản xuất giao khoán của người dân hiện nay có thể không cần ban quản lý”. Ông Hảo lý giải thêm, kể từ khi nuôi tôm sinh thái, tình trạng chặt phá cây rừng gần như không còn, thậm chí người dân còn trồng rừng nhiều hơn so với diện tích theo quy đinh. Bởi hiện nay giá trị cây rừng mang lại cho người dân thu nhập không nhỏ. 1 chu kỳ khoảng 12 năm, 1 ha rừng có thể mang về cho người dân từ 150-200 triệu đồng. Đây là của để dành đáng kể.


Ngoài con tôm, cua, sau chu kỳ 12 năm cây rừng sẽ mang về cho người dân từ 150-200 triệu đồng/ha.

Thống kê sơ bộ về hiệu quả kinh tế, ông Út Ký tự hào, hiện nay 17 xã viên của HTX đều thuộc diện khá giả. Bình quân mỗi hộ 1 năm thu nhập khoảng 250 triệu đồng từ con tôm sinh thái, 80-90 triệu đồng từ con cua và nhiều nguồn thu đáng kể khác. Ngoài ra, hiện nay HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, do đó tiết kiệm chi phí trong sản xuất đáng kể. Tiêu biểu là việc sên vét ao đầm, HTX đã ký được hợp đồng thấp hơn giá thị trường 40.000 đồng/công đất, với 500 ha của HTX mỗi năm tiết kiệm được trên 200 triệu đồng.

Không chỉ có HTX Đại Đoàn Kết, hiện toàn xã có 24 tổ hợp tác với 298 tổ viên và 4 HTX đều có hợp đồng liên kết đầu vào, đầu ra sản phẩm. “Thời gian tới, chính quyền địa phương quan tâm đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất tôm sinh thái, vận động người dân liên kết sản xuất thông qua tổ hợp tác và HTX để phát huy thương hiệu đã có”, ông Hảo chia sẻ.

Nuôi hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thức ăn, hoá chất, kháng sinh... trong quá trình nuôi, tôm rừng hiện là loại sản phẩm được thị trường thế giới, kể cả thị trường khó tính ưa chuộng. Để tiếp tục phát huy lợi thế và những kết quả đạt được, ngay từ đầu năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ngọc Hiển đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05 về nuôi tôm sinh thái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020. Theo đó, để đạt hiệu quả cao nhất, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 70 để triển khai, tổ chức thực hiện.

Đạt được các chứng nhận đã khó, giữ vững uy tín để duy trì hiệu quả các chứng nhận quốc tế còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối với ông Út Ký lại vô cùng tự tin khi chia sẻ, toàn bộ diện tích của HTX sẽ đạt khi tái thẩm định lại, bởi qua một thời gian tất cả đều nhận thấy giá trị tôm sinh thái mang lại cho bà con rất lớn nên ai cũng quyết tâm giữ chuẩn.

Lĩnh vực nuôi thuỷ sản của tỉnh đang ngày càng gặp khó khăn do yếu tố môi trường, dịch bệnh, trong khi nhu cầu thế giới và trong nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề thực phẩm sạch và sản xuất sạch, thì con tôm sinh thái càng được khẳng định vị trí của mình. Đây là thời cơ để người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Do vậy, nuôi tôm sinh thái được xem như mô hình bền vững và là hướng đi tích cực nhất cho tương lai.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 27/08/2020
Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 21:21 04/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 21:21 04/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 21:21 04/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:21 04/10/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 21:21 04/10/2024
Some text some message..