Tôm sinh thái, ngành nông nghiệp chủ lực Cà Mau

Mô hình nuôi tôm sinh thái xuất hiện ở Cà Mau cách đây khoảng 10 năm nhằm tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản. Trong những năm qua, Cà Mau đã nhận được nhiều hỗ trợ từ các dự án của các tổ chức quốc tế trong phát triển nuôi trồng thủy sản.

Tôm sinh thái, ngành nông nghiệp chủ lực Cà Mau
Nuôi tôm sinh thái. Hình minh họa

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, định hướng đến năm 2020, tỉnh Cà Mau tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, kết hợp với nguồn ngân sách nhà nước để nâng cao hiệu quả đầu tư thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến phát triển 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh gồm: lúa chất lượng cao, tôm sinh thái, cua biển, keo lai và chuối.

Tỉnh Cà Mau đang nỗ lực huy động, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020.

Theo đó, Cà Mau đẩy mạnh các hình thức huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; xây dựng chương trình dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…), tích cực tham gia các hoạt động đa phương, song phương nhằm thu hút các nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế...

Cà Mau chủ trương ưu tiên đầu tư đối với các dự án phát triển cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khu công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung; chú trọng đầu tư phát triển các công trình thủy lợi đa mục tiêu để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho dân sinh hoạt và sản xuất.

Cùng với đó là chú trọng đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phải gắn với phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội đồng nhằm tạo điều đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực từ các chương trình, dự án, nhà tài trợ, doanh nghiệp và sự góp phần quan trọng của nhân dân. Trong huy động nguồn lực từ doanh nghiệp cần gắn kết phát triển sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị tăng đối với các ngành hàng chủ lực được xem là thế mạnh của địa phương; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi để tạo khâu đột phá vừa tăng năng suất, sản lượng nhưng yếu tố bền vững phải luôn đặt lên hàng đầu, nhất là hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra trên đối tượng cây trồng, vật nuôi.

Thời gian qua, Cà Mau huy động các nguồn lực đầu tư cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả bước đầu quan trọng. Trong đó, phải kể đến thực hiện tái cơ cấu ngành hàng tôm đang được triển khai rất khẩn trương và thu hút được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều tổ chức phi Chính phủ như: Tổ chức Phát triển Hà Lan, Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã thiên nhiên… Đây là cơ hội thuận lợi giúp tỉnh Cà Mau phát huy lợi thế tiềm năng của ngành hàng tôm, khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh.

TTXVN
Đăng ngày 28/06/2017
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 01:45 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 01:45 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 01:45 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 01:45 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 01:45 03/06/2023