Trăn trở tôm thẻ chân trắng

Từ 30-6-2014, “xóa sổ” nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch?

ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Ao tôm thẻ chân trắng nuôi trong vùng ngọt hóa.

Trong hệ thống Dự án thủy lợi Cầu Sập, những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển, còn phần bên trong tuyến đê là vùng không quy hoạch nuôi. Hiện nay, tại xã An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre) xảy ra tình trạng hộ dân nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch vẫn muốn phát triển nuôi, trong khi các hộ nằm trong vùng quy hoạch thì gần như “kiệt” vốn đầu tư vì con tôm thẻ chân trắng.

Khi tuyến đê ngăn mặn ven sông Hàm Luông chưa định hình, ông Phan Văn Tiền ở xã An Hiệp đã cải tạo 1.000m2 đất nằm cạnh nhà để nuôi tôm sú. Sau một thời gian, ông chuyển sang nuôi cá. Cá phi thả nuôi 1 năm thu hoạch được 600-700kg. Giá bán cá hoàn toàn tùy thuộc vào thương lái nên lợi nhuận không nhiều. Cách đây 1 năm, Ba Tri tiếp tục triển khai hệ thống thủy lợi nội đồng rộng khắp, khép kín để cùng tuyến đê ven sông Hàm Luông hình thành vùng ngọt hóa, trong đó có xã An Hiệp. Ông Tiền cải tạo ao để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Để nước trong ao nuôi đủ độ mặn thích hợp cho con tôm thẻ chân trắng, ông Tiền thuê đào một giếng khoan sâu 32m lấy nước mặn, với độ mặn 21%o đưa vào ao pha với nước ngọt, độ mặn giảm còn từ 4-5%o. Tôm thẻ chân trắng thả nuôi từ 2-2 tháng rưỡi đạt kích cỡ thu hoạch. Tính đến thời điểm này, ông Tiền đã thu hoạch được 5 vụ tôm. Vụ thu hoạch gần đây nhất, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi 30 triệu đồng. Ông Tiền cho biết, do tôm rớt giá liên tục nên lãi không nhiều. Vụ thu hoạch trước đó, tôm cỡ 100 con/kg, giá 148.000 đồng/kg, ông thu lãi 135 triệu đồng. Đây cũng là vụ thu hoạch lợi nhuận cao nhất. Ông Tiền nói: Từ khi nuôi tôm thẻ chân trắng đến nay, thu hoạch chưa vụ nào lỗ, trung bình mỗi vụ đều lãi vài chục triệu đồng.

Ông Phạm Văn Cược ở xã An Hiệp, có cái ao diện tích 700m2 dùng để nuôi cá và nuôi vịt cho đẻ trứng. Từ tháng 10-2013, ông cải tạo để nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài vùng quy hoạch. Tôm nuôi 2 tháng rưỡi thu hoạch, kích cỡ 75 con/kg, bán giá 160.000 đồng/kg. Ông thu lãi được 60 triệu đồng. Vụ thu hoạch mới đây, tôm loại 75 con/kg, giá rớt xuống còn 113.000 đồng/kg, ông còn lãi 35 triệu đồng. Hiện tôm nuôi trong ao được 2 tháng, phát triển rất tốt, khoảng 15-20 ngày nữa là thu hoạch. Ông Cược nói: Chắc chắn là có lãi. Nếu con tôm tăng giá trở lại thì lãi cao.

Theo thống kê của UBND xã An Hiệp, toàn xã có 19,5ha, với 116 hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, tức là nuôi trong vùng ngọt hóa. Xã đã triển khai chủ trương của tỉnh, huyện và buộc các hộ dân phải cam kết đến ngày 30-6-2014 là chấm dứt việc nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch. Xã đã kiểm tra phát hiện và buộc lấp 29 giếng khoan lấy nước mặn để nuôi tôm. Khi đề cập vấn đề này, ông Phan Văn Tiền cho rằng, chủ trương của Nhà nước nếu không chấp hành thì không được, mà chấp hành thì khổ. Ông lý giải: Nhiều hộ dân trồng lúa cho rằng nước trong kênh nội đồng do các hộ nuôi tôm xả ra. Cá nhân ông chưa một lần bơm nước mặn từ ao nuôi ra kênh nội đồng, bởi nước mặn nhưng tốn tiền mới có. Vào vụ nuôi, ông dùng điện bơm nước mặn vào ao, tốn kém chi phí nên pha vào đủ độ mặn là ngưng bơm. Con tôm giống trước khi thả nuôi đã thỏa thuận nơi bán thuần độ mặn thích nghi từ 4-5%o. Tôm nuôi tiếp tục được thuần nước ngọt, đến thu hoạch độ mặn trong ao nuôi còn 0%o, ngọt như nước ở ngoài kênh. Mỗi khi xử lý ao để thả nuôi vụ mới, ông bơm bùn đáy ao lên 5 công đất lúa. Lúa gieo sạ 3 vụ/năm vẫn phát triển tốt, vụ thu hoạch thấp nhất 29 giạ/công, riêng vụ Đông - Xuân được 36 giạ/công. Ông Phạm Văn Cược cũng tương tự, bùn đáy ao bơm trực tiếp vào 4 công đất trồng dừa và cỏ. Dừa và cỏ vẫn phát triển tươi tốt. Ông Cược cho rằng, nếu chuyển sang nuôi cá thì chỉ đáp ứng nguồn thức ăn cho gia đình là chính, không có lãi. Ao đã đào sẵn không thể lấp lại. Giá con tôm thẻ chân trắng có tăng, có giảm nhưng mỗi vụ thu hoạch tiền lãi mua được từ 500-600 giạ lúa, vụ lãi thấp nhất cũng mua được 100 giạ lúa.

Ông Phan Văn Tiền cho rằng, đến ngày 30-6-2014, nếu Nhà nước kiên quyết không cho nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa thì ông chấp hành việc lấp giếng khoan nước mặn nhưng vẫn nuôi. Ông sẽ thỏa thuận nơi bán tôm giống thuần ở độ mặn thấp, chi phí chắc chắn là tăng, tôm giống thả nuôi tăng số lượng khoảng 15% để trừ hao hụt. Theo ông Tiền, con tôm thẻ chân trắng không đòi hỏi độ mặn cao, với phương án này, tôm nuôi có hao hụt, lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm nhưng vẫn còn cao hơn so với nuôi cá phi.

Các hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch cho biết, nhiều vụ tôm thu hoạch đều có lợi nhuận. Năm 2013, tôm thu hoạch bán giá cao, thu được lãi cao. Từ năm 2014 đến nay, giá tôm lên xuống thất thường, có thời điểm tôm thu hoạch kích cỡ 100 con/kg, giá 85.000 đồng xem như hòa vốn. Nhưng khi đề cập đến chuyển đổi đối tượng nuôi thích nghi với vùng ngọt hóa, phần lớn người nuôi còn do dự.

Ông Lê Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã An Hiệp cho biết: Các hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch gặp sự phản ứng từ hộ trồng lúa, bởi ít nhiều hộ nuôi tôm vẫn thải nước mặn ra kênh nội đồng. Năm 2014, giá tôm giảm mạnh, hộ nuôi tôm trong vùng ngọt hóa thu lợi nhuận không cao, có hộ hòa vốn và lỗ. Xã vẫn phải tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động hộ dân tìm đối tượng nuôi mới thay thế tôm thẻ chân trắng. Đây cũng là hướng phát triển ổn định, bền vững cho cả vùng ngọt hóa của An Hiệp nói riêng và huyện Ba Tri nói chung.

Báo Đồng Khởi, 08/06/2014
Đăng ngày 11/06/2014
Trần Quốc
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 00:43 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 00:43 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 00:43 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 00:43 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 00:43 14/05/2024