Tranh cãi khi nhà hàng Mỹ cho tôm hùm hít cần sa

Một nhà hàng ở bang Maine (Mỹ) thử nghiệm cho tôm hùm hít khói cần sa trước khi chế biến vì mục đích nhân đạo.

Tranh cãi khi nhà hàng Mỹ cho tôm hùm hít cần sa
Tôm hùm là hải sản yêu thích của nhiều thực khách nhưng cũng gây ra tranh cãi xung quanh việc giết chúng như thế nào cho nhân đạo. Ảnh: Islander.


Nhà hàng Charlotte’s Legendary Lobster Pound ở thị trấn Southwest Harbor tại Maine, Mỹ đang thử nghiệm cho tôm hùm hít khói cần sa trước khi giết và nấu chín chúng. Tuy nhiên, theo The Verge, ý tưởng này khá thú vị nhưng không mấy hiệu quả, bởi tôm hùm không có khả năng hấp thụ những chất kích thích trong cần sa.

Dù con người chọn cách chế biến nào, việc tôm hùm có thể cảm nhận đau đớn hay không vẫn chưa ngã ngũ. "Chúng có thể cảm nhận môi trường xung quanh, nhưng chắc chắn không có khả năng nhận biết cơn đau", theo Bob Bayer, Giám đốc Viện nghiên cứu Tôm hùm của Đại học Maine tại Mỹ. 

Trái với khẳng định của ông Bayer, một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng những loài giáp xác có ý thức về nỗi đau nhưng thực sự con tôm hùm cảm thấy gì vẫn là câu hỏi chưa có lời giải của các nhà khoa học và những người bảo vệ động vật.

Ngay cả khi những con tôm hùm có khả năng này, cần sa cũng không thực sự giúp ích. Dawn Boothe, chuyên gia dược lý của Đại học Aurbur (Mỹ), cho rằng cần sa có tác dụng như thuốc giảm đau trong một số trường hợp cụ thể với một số loài động vật nhất định.

Boothe chỉ ra hai vấn đề của thí nghiệm cho tôm hùm hít cần sa. Đầu tiên, các nhà khoa học không biết trong cơ thể tôm hùm có tế bào phản ứng với chất kích thích THC trong cần sa hay không. Và nếu có, những tế bào này không nhất thiết có vai trò cảm nhận cơn đau.

Thứ hai, Gill Charlotte - chủ nhà hàng Charlotte’s Legendary Lobster Pound, có thể chưa thực hiện đúng quá trình để tôm hùm hít khói cần sa. Theo đó, Charlotte cho tôm vào hộp kín, đổ xâm xấp nước và lồng ống dẫn khói cần sa dưới nước. Điều này không đảm bảo con tôm hùm có thể hấp thụ các chất trong khói cần sa.

Theo chuyên gia Boothe, các đầu bếp có thể áp dụng một cách nhân đạo hơn để giảm đau cho tôm hùm: đặt chúng vào nước lạnh để vô hiệu hóa toàn bộ giác quan. 

Ở Thụy Sĩ, quá trình chế biến tôm hùm cũng vấp phải luồng ý kiến bất bình từ những người bảo vệ động vật. Theo đó, người chế biến cần làm tôm hùm bất tỉnh bằng cách gây sốc điện, phá hủy não... Chính phủ nước này cũng ban lệnh cấm thả tôm hùm sống vào nước sôi. Luật pháp của chính quyền New Zealand và thành phố Reggio Emilia (Italy) cũng có lệnh cấm tương tự.

VnExpress
Đăng ngày 22/09/2018
Bình Nguyên
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:38 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:38 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:38 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:38 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:38 16/11/2024
Some text some message..