Triển vọng từ nuôi cá trê vàng lai

Là một hợp tác xã nông nghiệp, chuyên sản xuất nuôi trồng cây, con hệ sinh thái ngọt, những năm qua, xã viên Hợp tác xã 30/4, xã Khánh Hội, huyện U Minh, luôn tìm hướng đi mới để mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập. Qua đó xuất hiện mô hình nuôi cá trê vàng lai mang lại thu nhập khá cho một số xã viên.

Thu hoạch cá trê vàng lai.  Ảnh: Thành Tạo
Thu hoạch cá trê vàng lai.  Ảnh: Thành Tạo

 Từ việc xác định địa bàn của một xã ven biển, nguồn cá tạp làm thức ăn cho những loài cá nuôi khác rất phong phú nên hợp tác xã chọn địa bàn ấp 3 để phát triển mô hình nuôi cá thử nghiệm. Đây là mô hình đầu tiên được thực nghiệm trên địa bàn xã, với diện tích nuôi chưa đầy 300 m2, chia thành 2 ao nuôi.

Năm 2012, xã viên đã thả 40 kg cá giống, giá 65.000 đồng/kg, tương đương 6.500 con. Sau thời gian hơn 3 tháng nuôi đã cho thu hoạch, trọng lượng mỗi con đạt từ 400 đến 600 gam, năng suất ước đạt 1,5 tấn, được thương lái đến mua tại chỗ với giá 26.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, xã viên còn lãi khoảng 30 triệu đồng.

Bà Lê Thị Út, Chủ nhiệm Hợp tác xã 30/4, cho biết, cá trê vàng lai rất dễ nuôi, ít hao hụt, không kém chọn môi trường nước. Tuy nhiên, cần rào chắn cẩn thận bằng lưới đề phòng cá leo ra trong điều kiện mưa nhiều.

Thực tế cho thấy, mô hình không chỉ dễ áp dụng, người dân không phải tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu, thời gian thu hoạch ngắn, nguồn thức ăn có thể tận dụng từ nguồn cá tạp, cá phân tại các cơ sở chế biến hải sản, nhất là trên địa bàn các xã ven biển.

Theo bà Lê Thị Út, từ những thuận lợi về đầu ra của sản phẩm cá trê vàng lai, dự kiến hợp tác xã sẽ tiếp tục mở rộng diện tích với quy mô lớn hơn trong những năm tiếp theo.    

Theo bà Lý Hồng Mận, Trưởng Ban nhân dân ấp 3, xã Khánh Hội, nuôi cá trê vàng lai là mô hình mới, nhiều hộ dân vẫn còn xa lạ với việc phát triển loài thuỷ sản này. Sắp tới, ấp sẽ phát động rộng rãi cho người dân quan tâm, nhất là đối với chị em phụ nữ nhân rộng mô hình này để góp phần tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập gia đình.

Tuy nhiên, nhu cầu thị trường phải được dự đoán, dự báo chính xác hơn để không “ế hàng dội chợ”. Đây là điều người dân đang mong mỏi./.

baocamau.com.v
Đăng ngày 18/01/2013
Xuân Quang
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:46 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:46 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:46 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:46 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:46 26/11/2024
Some text some message..