Ứng dụng nuôi tôm CNC phấn đấu đạt sản lượng hơn 100 ngàn tấn

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh các giải pháp phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu tăng sản lượng tôm nuôi, cả năm đạt 105.000 tấn.

Tôm giống.
Ngành nông nghiệp Kiên Giang tập trung quản lý tốt chất lượng tôm giống thả nuôi, nhằm tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Phát triển mạnh nghề nuôi tôm

Các huyện vùng U Minh Thượng (An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận) là vùng nuôi tôm - lúa với diện tích lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Thời điểm này, lịch thả nuôi tôm đã dần về cuối vụ, nông dân đang tập trung thu hoạch trong 1, 2 tháng nữa, rồi rửa mặn để chuẩn bị cho luân canh vụ lúa. Dù bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi, nắng hạn, dịch bệnh covid-19 gây khó khăn cho lưu thông nhưng năng suất và giá tôm những tháng đầu năm nay khá ổn định.

Tính đến đầu tháng 7, nông dân Kiên Giang đã thả nuôi tôm - lúa được trên 98.000 ha. Có gần 27.000 ha nông dân nuôi tôm càng xanh, còn lại đối tượng nuôi chính là tôm sú hoặc nuôi kết hợp tôm sú, thẻ chân trắng. Sản lượng thu hoạch đến nay đạt được trên 57.000 tấn, trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng hơn 18.000 tấn, tôm càng xanh gần 7.000 tấn, còn lại là tôm sú nuôi theo mô hình tôm - lúa, tôm - rừng…


Nông dân Kiên Giang tập trung thu hoạch tôm rồi rửa mặn để chuẩn bị cho luân canh vụ lúa tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Theo kế hoạch của Sở NN-PTNT Kiên Giang, chỉ tiêu sản xuất thủy sản năm 2021 ngành được giao là 799.000 tấn, gồm cả khai thác và nuôi trồng. Trong đó, riêng tôm nuôi nước lợ là 98.000 tấn. Kết quả 6 tháng đầu năm, sản lượng đã đạt trên 412.000 tấn, gồm khai thác thủy sản gần 286.000 tấn và nuôi trồng thủy sản hơn 126.000 tấn.

Phấn đấu vượt mốc 100 ngàn tấn tôm nuôi

Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển ngành nông nghiệp, tỉnh Kiên Giang phấn đấu tổng sản lượng thủy sản 6 tháng cuối năm 2021 ước đạt gần 391.000 tấn, góp phần nâng tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt hơn 803.000 tấn.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch nuôi nước lợ năm 2021, nhằm tăng sản lượng thu hoạch. Ngành cũng đã xây dựng sẵn 2 kịch bản cho tăng trưởng đối với lĩnh vực thủy sản, tùy vào tình hình thời tiêt khí hậu, dịch bệnh trên vật nuôi và dịch Covid ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản.


Ngành nông nghiệp Kiên Giang đẩy mạnh các giải pháp phát triển nuôi tôm công nghệ cao, nhằm tăng thêm 7.000 tấn tôm, phấn đấu sản lượng cả năm đạt 105.000 tấn tôm nuôi nước lợ. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó sẽ quản lý tốt khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2021, đẩy mạnh nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp khi có điều kiện thuận lợi. Duy trì việc thực hiện thu mẫu nước, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các điểm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Quản lý chất lượng giống tôm nuôi, nhất là trong hoạt động vận chuyển tôm giống chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc nhập tỉnh. Phấn đấu sản lượng thu hoạch tôm nuôi cả năm ước đạt 99.640 tấn, tăng 1,67% so với kế hoạch (kịch bản 1).


Đẩy mạnh nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp khi có điều kiện thuận lợi, duy trì thực hiện thu mẫu nước, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các điểm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi các địa phương về việc tăng cường chỉ đạo phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2021. Theo đánh giá, tình hình dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, một số quốc gia có sản lượng sản xuất tôm lớn bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến sản lượng giảm đáng kể, gây thiếu hụt cho nguồn cung của thị trường.

Vì vậy, Kiên Giang đã tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các hộ dân và doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh nhân rộng các hình thức nuôi tôm. Bên cạnh phát triển nuôi tôm - lúa, tôm - rừng, nuôi quảng canh cải tiến, sẽ tập trung đẩy mạnh mô hình nuôi tôm công nghiệp. Nhất là mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để năng cao sản lượng thu hoạch. Phấn đấu sản lượng thu hoạch tôm nuôi cả năm 2021 đạt 105.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với kế hoạch và tăng 5.360 tấn so với kịch bản 1 đề ra.

Riêng về tôm nuôi nước lợ, đây là mặt hàng được Kiên Giang xác định có lợi thế, nhờ có tuyến bờ biển dài và vùng đất ven biển rộng, thích hợp cho phát triển nghề nuôi tôm. Năm 2021, ngành nông nghiệp Kiên Giang có kế hoạch thả nuôi là 136.000 ha, sản lượng thu hoạch vượt mốc 100.000 tấn. Diện tích đã xuống giống được trên 128.000 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp 2.258 ha, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến và tôm - lúa, tôm - rừng.
Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 09/07/2021
Đ.T.Chánh - Trọng Linh
Nuôi trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:11 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 09:53 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 20:12 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 20:12 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 20:12 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 20:12 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 20:12 19/12/2024
Some text some message..