Vốn hỗ trợ đến tay người nuôi cá tra

Theo khảo sát của phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, vốn lãi suất thấp trong gói hỗ trợ của Chính phủ đã bắt đầu đến tay một số hộ nuôi cũng như các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn, vướng mắc cần được kịp thời tháo gỡ để giúp ngành cá tra sớm thoát khỏi khó khăn.

hoat dong san xuat ca tra
Người nuôi cá tra đã tiếp cận được gói hỗ trợ nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 8/2012 đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất 11% cho các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu....

Đã tiếp cận được gói hỗ trợ

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lâm Thế Hoàng, hộ dân nuôi cá tra tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ cho biết, tại Cần Thơ đã bắt đầu thực hiện hỗ trợ vốn cho người nuôi cá tra. Các hộ nuôi cá nhỏ đã bắt đầu được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với Cần Thơ, các địa phương khác cũng đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Long cho biết, từ đầu năm đến cuối tháng 8 vừa qua, Ngân hàng đã cho vay đối với sản xuất, chế biến cá tra số tiền 991 tỷ đồng (89,28%) với mức phổ biến 13%- 13,5%/năm. Trong đó, 379 tỷ đồng cho vay nuôi cá tra và 612 tỷ đồng cho vay chế biến, xuất khẩu cá tra.

Từ ngày 15/8 – 15/9, nhằm "giải cứu" cá tra, Ngân hàng này đã tiếp tục cho vay nuôi cá tra 21,697 tỷ đồng; cho vay thu mua chế biến cá tra xuất khẩu 9,306 tỷ đồng.

Ông Đặng Văn Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang cho biết, tại địa bàn tỉnh, việc hỗ trợ người nuôi cá tra hiện đang được triển khai. Tuy nhiên, số hộ được vay vốn lãi suất 11%/năm theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn ít và chủ yếu là hộ vay mới.

Ông Giao cho biết nguyên nhân do các hộ vay cũ đã đem đi thế chấp tài sản để được vay trong đợt trước, nên giờ không còn tài sản thế chấp để tiếp tục vay vốn.

Các địa phương khác như Đồng Tháp, Trà Vinh... cũng đang tìm mọi cách nhằm thực hiện giải quyết khó cho người nuôi cá và doanh nghiệp. Tại các địa phương, hầu các đối tượng vay nuôi, chế biến, sản xuất cá tra đều đã được giãn nợ.

Nhưng còn vướng mắc đặt ra

Gói hỗ trợ cứu ngành cá tra được Chính phủ thông qua hiện đang có tác dụng tích cực đối với cả nông dân nuôi cá tra và doanh nghiệp. Mong mỏi của người sản xuất cá tra là được giãn nợ, giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn. Tuy vậy, việc đồng vốn đến được tay người nuôi cá và doanh nghiệp vẫn còn đó những khó khăn nhất định.

Ông Lưu Cẩm Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện nay, chi phí sản xuất thực tế cho 1ha mặt nước nuôi cá tra không dưới 8 tỉ đồng, thời gian nuôi cá mất 8 - 10 tháng (dài hơn so với trước đây), người nuôi cần vay vốn dài hạn trong khi đó ngân hàng chỉ cho vay vốn ngắn hạn với hạn mức vay cũng không nhiều, chỉ vài trăm triệu đồng/ha, chỉ đủ chi phí thuốc và hóa chất cho 1 vụ nuôi.

Các doanh nghiệp chế biến cũng hết sức khó khăn trong kinh doanh do lãi suất vay ngân hàng cao, dao động từ 18- 24%/năm trong thời gian dài. Hiện nay lãi suất đã hạ nhưng thực tế cũng không dễ vay được với lãi suất thấp. Vì thế, hiện nay các nhà máy chế biến đông lạnh đa số hoạt động cầm chừng, số còn lại phải đóng cửa hoặc phá sản…; người nuôi cũng nuôi cầm chừng hoặc “treo ao”.

Tỉnh Vĩnh Long hiện có 308,18 ha mặt nước đang nuôi cá tra, giảm 16,27 ha  so với tháng 8. Hiện toàn tỉnh có 235 cơ sở nuôi cá tra (giảm 68 cơ sở so với cùng kỳ năm 2011) do một số hộ nhỏ lẻ cho các công ty thuê lại ao nuôi, một số hộ nuôi bị thua lỗ nên không có vốn đầu tư tiếp.

Ngân hàng Nhà nước Vĩnh Long cho biết, việc giải ngân vốn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra còn gặp nhiều khó khăn do việc giãn nợ cũ, cơ cấu lại nợ cũ chỉ thực hiện được đối với những khoản nợ còn trong hạn. Đối với những doanh nghiệp, hộ dân đã phát sinh nợ xấu thì không đủ điều kiện để vay vốn.

Gói hỗ trợ cần đến được người nuôi, doanh nghiệp chế biến

Thực tế cho thấy, doanh số cho vay mới theo lãi suất 11%/năm còn rất hạn chế, cơ sở nuôi cá không còn tài sản đảm bảo nên không đủ điều kiện vay mới. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra không đáp ứng được điều kiện cho vay vì đang còn nợ cũ hoặc không còn tài sản đảm bảo khoản vay mới, tồn kho hàng hóa nhiều.

Công ty TNHH SX-TM Năm Vàng (Vĩnh Long) cho biết khi được nghe chủ trương hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành cá tra, doanh nghiệp rất mừng nhưng cũng rất lo. Lo vì doanh nghiệp nuôi cá không đủ tài sản thế chấp ngân hàng vay vốn, tổng chi phí đầu tư nuôi cá trên 1 ha đất (7.500 m2 mặt nước) là khoảng 7,5 tỷ đồng, trong khi thế chấp quyền sử dụng đất để vay ngân hàng chỉ khoảng 1 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có mong muốn gói hỗ trợ của nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp đến người nuôi qua sự bảo lãnh ngân hàng phát triển tỉnh, thông qua hình thức người nuôi phải làm cam kết với sự xác nhận của các tổ chức như: Hiệp hội thủy sản tỉnh; Hợp tác xã; chính quyền địa phương. Các tổ chức này sẽ phối hợp, thành lập Ban Giám sát tín dụng, hàng tháng giám sát được việc sử dụng vốn đúng mục đích của từng hộ nuôi cá.

Ông Lâm Thế Hoàng (Cần Thơ) cũng như những hộ nuôi cá tra khác bày tỏ mong muốn gói hỗ trợ của Nhà nước sẽ được hỗ trợ trực tiếp cho các Công ty chế biến xuất khẩu thu mua cá của người dân để các công ty này trả hết nợ cho nông dân và thanh toán tiền thu mua cá theo đúng hợp đồng.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết vừa thành lập  đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với cá tra.

Đoàn công tác liên ngành sẽ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách đối với sản xuất và tiêu thụ cá tra tại 4 tỉnh trọng điểm là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ.

Mục tiêu của đợt kiểm tra này nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ đó có những tham mưu, đề xuất về triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ ngành cá tra.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hoạt động nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu.

Cổng TTĐT Chính phủ
Đăng ngày 29/09/2012
Nuôi trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:11 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 09:53 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 19:43 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 19:43 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 19:43 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 19:43 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 19:43 19/12/2024
Some text some message..