Vụ nuôi tôm nước lợ 2013: Khó nhưng không thiếu cơ hội

Tiến độ thả tôm chậm, người nuôi tôm thiếu vốn, cùng hàng loạt những khó khăn khác về dịch bệnh, rào cản kỹ thuật… đã khiến con tôm vùng ĐBSCL vốn đã khó nay lại càng thêm khó. Đây cũng là lý do để Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức “Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013” vào sáng ngày 12/6.

ao tom soc trang
Thường xuyên tăng cường khoáng đa, vi lượng cho tôm nuôi để tăng sức đề kháng - ảnh Xuân Trường.

Khó khăn chồng chất

Những khó khăn ở vụ nuôi 2013 cũng đã được Tổng cục Thủy sản nhìn nhận chủ yếu là do: dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn trầm trọng tại nhiều vùng nuôi; người nuôi tôm thiếu vốn, nhưng lại khó tiếp cận nguồn vay tín dụng; bảo hiểm tôm nuôi vẫn còn một số vướng mắc trong quy chế giám sát, đánh giá thiệt  hại, quy trình bồi thường…; các rào cản kỹ thuật về Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản, phán quyết sơ bộ về chống trợ cấp của Hoa Kỳ…; công tác kiểm soát chất lượng tôm giống chưa được làm tốt; những thông tin kết quả nghiên cứu hội chứng gan tụy cấp, các giải pháp phòng trị bệnh đốm trắng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp có hiệu quả chưa được quan tâm chuyển giao đến tận người nuôi…

Những khó khăn trên đã làm cho tiến độ thả nuôi tôm tại nhiều vùng trong khu vực bị chậm lại so với cùng kỳ. Tính đến ngày 05/6, các tỉnh khu vực ĐBSCL đã thả nuôi trên 542.000 ha tôm nước lợ, bằng 95,1% so với cùng kỳ, chủ yếu là tôm sú với gần 530.000 ha, còn lại 12.704 ha là tôm thẻ chân trắng.

Đồng chí Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết: “Tình hình thiệt hại tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang có chiều hướng giảm dần, nhưng tiến độ thả nuôi vụ 2013 vẫn diễn ra khá chậm, chủ yếu do người nuôi thiếu vốn. Đến ngày 10/6, toàn tỉnh chỉ mới thả nuôi được gần 18.000 ha, bằng 40% kế hoạch và số diện tích thiệt hại chỉ mới 18% so với diện tích thả nuôi và giảm 39% so với cùng kỳ”.

Đánh giá về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, đồng chí Phạm Anh Tuấn-Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Vụ tôm 2013, dịch bệnh trên tôm nuôi tuy có giảm nhưng vẫn còn khá trầm trọng với khoảng 24.000 ha bị thiệt hại; trong đó có 20.000 ha là tôm sú. Ngoài ra, tình trạng thiếu vốn cũng đang là khó khăn lớn đối với người nuôi tôm, nên tiến độ thả nuôi tại hầu hết các tỉnh đều chậm so với cùng kỳ”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), thách thức lớn nhất đối với người nuôi tôm ở vụ tôm 2013 không phải là dịch bệnh mà chính là tình trạng thiếu vốn. Ông Nhiệm cho biết: “Các văn bản hỗ trợ người nuôi tôm có rất nhiều, nhưng thực tế số người nuôi tôm tiếp cận và hưởng được sự hỗ trợ này là không bao nhiêu”.

Đồng tình với ý kiến ông Nhiệm, ông Tạ Minh Phú - Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu nêu khó khăn khác: “Các chế phẩm vi sinh trên thị trường hiện có quá nhiều chủng loại, nhãn hiệu khiến người nuôi không biết chọn lựa sản phẩm nào là chất lượng và kinh tế nhất, nên rất dễ rơi vào hoàn cảnh “tiền mất, tật mang”. Vì vậy, ngành chức năng cần tăng cường quản lý các chế phẩm này, kể cả chất lượng con giống”.

Tìm giải pháp khả thi

Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, ngoài thiệt hại do bệnh đốm trắng, gan tụy, tôm nuôi còn bị thiệt hại do khí độc trong ao (mê-tan, ni-tríc…). Do đó, người nuôi tôm cần kiểm tra hàm lượng khí độc, mật số Vibrio trong ao và cả trên tôm post trước khi thả nuôi. Phải thường xuyên, định kỳ kiểm đếm mật số Vibrio trong ao nuôi để khống chế mật số chúng luôn nằm trong ngưỡng cho phép. Dùng men vi sinh để khống chế hoặc sử dụng kháng sinh trong 40 ngày đầu tiên vẫn cho hiệu quả. Khi có tôm bắt đầu thiệt hại, ngành chức năng cần kiểm tra, xét nghiệm mẫu để xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp nhanh chóng, chứ không chỉ biết đổ lỗi cho thời tiết, môi trường mãi được.

Ông Nhiệm đề xuất: “Hiện nay, thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, môi trường ngày càng suy thoái hơn, nên quy trình nuôi cũng cần được nghiên cứu cải tiến cho phù hợp hơn”. Còn theo kinh nghiệm nuôi thành công liên tiếp 3 vụ ngay trong thời điểm dịch bệnh còn trầm trọng của ông Tạ Minh Phú thì: “Không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, mà chỉ sử dụng hoàn toàn bằng chế phẩm vi sinh; không nuôi liên tiếp nhiều vụ, mà phải có thời gian cách ly nhất định; cải tạo ao thật kỹ, thường xuyên theo dõi mật độ tảo trong ao nuôi để điều chỉnh kịp thời”.

Ông Phạm Anh Tuấn tái khẳng định, Vibrio là tác nhân chính gây bệnh gan tụy và tôm bị bệnh gan tụy từ giai đoạn con giống chứ không chỉ trong quá trình nuôi, một số yếu tố môi trường như: độ mặn, pH quá cao hay ô xy hòa tan thấp cũng làm cho bệnh gan tụy thêm trầm trọng.

Ông Tuấn khuyến cáo: “Người nuôi cần kiểm soát mật số Vibrio trong quá trình nuôi theo khuyến cáo và chuẩn hóa các tiêu chuẩn môi trường nuôi trong ngưỡng cho phép; chỉ thả nuôi với mật độ thưa; khuyến khích ương dưỡng tôm nuôi trước khi thả vào ao nuôi”.

Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục sẽ phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phòng trừ bệnh đốm trắng và hoàn thiện các kết quả về hội chứng hoại tử gan tụy cấp; nhanh chóng giải quyết rào cản Ethoxyquin ở thị trường Nhật bản và sớm có hướng dẫn kỹ thuật nuôi, sử dụng thức ăn để khắc phục vấn đề Ethoxyquin…

Một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thiệt hại theo ông Khởi là do người nuôi chủ động quay lại với những mô hình đã thành công trước đây sau khi đã được ngành chức năng hoàn thiện như: nuôi mật độ thưa, nuôi ghép cá rô phi, không sử dụng hóa chất, thuốc BVTV trong cải tạo ao nuôi… Ông Khởi đúc kết: “Các quy trình nuôi hiện nay cần phải linh hoạt với điều kiện biến đổi của môi trường để có sự thích ứng cao thì mới thành công”.

Theo TS Nguyễn Văn Hảo-Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản II, người nuôi cần quan tâm kiểm soát tốt Vibrio trong môi trường và trên tôm post bằng cách diệt khuẩn định kỳ sau đó cấy vi sinh trở lại hoặc sử dụng vi sinh trong suốt quy trình mà không dùng hóa chất; thứ hai là cần bổ sung các chất khoáng đa vi lượng vào ao nuôi. Không nên sử dụng kháng sinh vì sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ tôm thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, khiến tôm trong nước được giá; một số nước sản xuất tôm lớn như Thái Lan tiếp tục bị dịch bệnh trầm trọng làm giảm sút nguồn cung nguyên liệu; khả năng thời gian tới, Nhật Bản sẽ nới lỏng về tần suất kiểm soát và hàm lượng giới hạn cho phép về Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam; hội chứng hoại tử gan tụy và rào cản Ethoxyquin đã có những kết quả quan trọng về xác định nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả làm cơ sở cho sự thành công của nghề nuôi tôm  - Ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

Tuyên Giáo Sóc Trăng
Đăng ngày 22/06/2013
Xuân Trường
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:11 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:11 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:11 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:11 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:11 25/11/2024
Some text some message..