Xử lý rong đáy ao nuôi tôm góp phần tăng năng suất

Nếu bà con nuôi tôm không xử lý kịp thời rong đáy ao nuôi tôm, rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao, làm giảm năng suất, chất lượng tôm.

xử lý rong đáy
Xử lý rong đáy là cách hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng tôm vụ kế tiếp. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang, trong nuôi tôm nước lợ, tình trạng các loại rong phát triển dưới đáy ao nuôi tôm, nhất là ao nuôi tôm quảng canh cải tiến như rong nhớt, rong đuôi chồn, rong mền… là rất phổ biến. Trong những ao nuôi tôm ít cải tạo, cải tạo không triệt để hay ao ô nhiễm do chứa nhiều chất hữu cơ cũng thường gặp tình trạng rong đáy phát triển.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mực nước ao nuôi quá thấp (dưới 0,8 m), tảo tàn làm cho nước ao trong khiến ánh sáng chiếu xuống nền đáy ao tạo điều kiện cho rong đáy phát triển mạnh. Khi rong đáy xuất hiện trong ao tôm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, cạnh tranh dinh dưỡng  làm cho tảo khó phát triển, từ đó làm biến động các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ao nuôi tôm.

Mặt khác, nếu rong đáy phát triển quá nhiều thì đến một giai đoạn nào đó rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu bà con nuôi tôm không xử lý kịp thời thì xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao, làm giảm năng suất, chất lượng tôm nuôi.

Cách xử lý khi trong ao có rong đáy: có thể sử dụng các loại hóa chất như đồng sulphat (CuSO4), BKC, Formol… để diệt rong đáy. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu quả tức thời, sau một thời gian rong vẫn tiếp tục phát triển. Không những thế, khi sử dụng hóa chất diệt rong, sẽ gây ra tình trạng rong chết hàng loạt và nếu xử lý không kỹ thì sự phân hủy của lượng rong lớn này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm nuôi và chất lượng môi trường nước ao, theo thông tin từ Trung tâm Thông tin KH & CN Thành Phố Hải Phòng.

Biện pháp xử lý rong đáy hiệu quả nhất là dùng lưới kéo rong ra khỏi ao, dùng vợt vớt những rong nổi chết mặt nước, ở cuối ao, tránh để cho rong chìm lại xuống ao. Sau đó nâng mực nước ao lên >1 m và gây lại màu nước, giúp tảo phát triển tạo màng che ngăn chặn sự chiếu sáng của mặt trời xuống đáy ao.Khi thiếu ánh sáng, rong đáy sẽ tàn lụi dần và không phát triển nữa. Trong xử lý rong đáy nên bổ sung thêm Vitamine C vào thức ăn để giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy ao.

Vietq, 30/06/2015
Đăng ngày 01/07/2015
Thái Hà
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:59 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:59 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:59 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:59 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:59 26/11/2024
Some text some message..