Xuất khẩu giảm: Doanh nghiệp thuỷ sản đang vướng gì?

Xuất ngoại thì lo kiểm dịch, biến động tỷ giá, còn tiêu thụ nội địa thì siêu thị đòi chiết khấu cao là tình cảnh chung của các doanh nghiệp thuỷ sản. Đó là chưa kể còn muôn vàn khó khăn khác như vùng nguyên liệu giảm sút, ngân hàng né tránh cho vay, rào cản thuế, phí...…

xuất khẩu thủy sản

Trong 7 tháng qua, một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính giảm mạnh là vấn đề đáng lo ngại, như kim ngạch xuất sang Mỹ chỉ đạt 579 triệu USD (giảm 27,7% so với năm ngoái; xuất sang EU đạt 547 triệu USD (giảm 14%); xuất sang Nhật Bản đạt 457 triệu USD (giảm 10,4%).

Trong bối cảnh xuất khẩu sụt giảm mạnh, giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014, Hội chợ Quốc tế Thủy sản Việt Nam 2015 (VIETFISH 2015) diễn ra tại Tp.HCM từ 24 đến 26/8 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp thuỷ sản vốn đang loay hoay muốn tìm đầu ra.

Khó khăn chồng chất

Dự cảm được điều này, nên lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) đã tổ chức đến 11 cuộc hội thảo để bàn giải pháp cho ngành thủy sản phát triển thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu. Sẽ thật đáng tiếc nếu các doanh nghiệp thuỷ sản không nói ra hết những vướng mắc, khó khăn trong lúc này dù dư luận từng phản ánh rất nhiều.

Chỉ riêng buổi hội thảo đầu tiên với chủ đề "kênh bán lẻ nội địa và nhu cầu hàng thuỷ sản chất lượng cao" đã cho thấy các doanh nghiệp thuỷ sản gặp bất lợi từ ngay thị trường nội địa khi thị phần còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ.

Nguyên nhân chính, theo phản ánh của bà Lê Thị Thanh Lâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH TM Sài Gòn Food, mức chiết khấu mà các hệ thống siêu thị đòi hỏi rất cao, từ 10% cho đến 20% doanh thu. Để đạt điều kiện này, các doanh nghiệp nhỏ muốn có lãi phải giảm chất lượng, tăng tỷ lệ mạ băng, ngâm tăng trọng…

Trên thực tế, chiết khấu cao chỉ là một khía cạnh nhỏ trong nhiều rào cản mà gần 600 cơ sở chế biến thủy sản quy mô lớn và trên 7.000 cơ sở chế biến nhỏ lẻ đang phải đối mặt. Có thể liệt kê như: vấn đề kiểm dịch, vùng nguyên liệu sụt giảm, biến động tỷ giá, ngân hàng thờ ơ, giá vật tư đầu vào…

Nói đến vấn đề kiểm dịch, theo nhận định, dù có lợi thế khi Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á- Âu (FTA EAEU) có hiệu lực, các doanh nghiệp thủy sản sẽ đối mặt khó khăn khi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch. Và thị trường lớn như Mỹ cũng đòi hỏi gắt gao như vậy.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký VASEP, nhận xét: "Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu và chưa áp dụng được nội dung của Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) đối với thị trường này. Vì vậy, số doanh nghiệp thuỷ sản được phép xuất khẩu sang EAEU là rất ít".

Liên quan đến biến động tỷ giá, có đến hơn 90% doanh nghiệp thủy sản chọn USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế cho các đơn hàng, nhưng khi Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường Mỹ, buộc các doanh nghiệp phải giảm giá bán để giữ chân khách hàng.

Theo VASEP, một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam bị giảm trong năm nay là do một thời gian dài, đồng tiền Việt Nam bị neo với USD, trong khi đó, các đồng tiền khác giảm giá, khiến giá tôm Việt Nam không cạnh tranh được với các nước. Sự tăng giá đột biến của đồng USD so với nhiều đồng tiền khác tại các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam như châu Âu, Nhật Bản, Nam Mỹ, đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp thủy sản. Xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng, lợi nhuận giảm khiến nhiều doanh nghiệp đang phải chịu lỗ.

Không thể "tự bơi"

Bên cạnh vấn đề tỷ giá, doanh nghiệp thủy sản vẫn đang khát vốn, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lại chịu cảnh thờ ơ từ các ngân hàng. Do đặc thù cho vay thủy sản luôn có giá trị tài sản bảo đảm thấp, trong khi giao dịch của doanh nghiệp với đối tác lại chủ yếu bằng tiền mặt nên ngân hàng rất khó quản lý dòng tiền. Trong khi đó, số doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh khiến các ngân hàng không còn mặn mà cho doanh nghiệp vay vốn như trước kia.

Vùng nguyên liệu thuỷ sản sụt giảm cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào những tháng sắp tới.

Ngoài ra, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang rơi vào thế khó với chính các vấn đề kỹ thuật trong Thông tư 38/2015/TT-BTC (TT38) của Bộ Tài chính. Theo phản ánh của VASEP, do mặt hàng hàng thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm nên thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Để nâng cao giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp thủy sản đang cố gắng nâng cao lượng hàng giá trị gia tăng. Tuy nhiên, theo yêu cầu của khách hàng, nhiều nguyên liệu để sản xuất hàng giá trị gia tăng phải nhập khẩu từ nước ngoài như các loại phụ gia thực phẩm, vitamin, bột nước xốt để phối trộn, tẩm hàng. Mỗi lô hàng nguyên phụ liệu thủy sản nhập khẩu lại thuộc thẩm quyền của ba Bộ (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, bộ Công Thương, Bộ Y tế), với ba cách kiểm tra chuyên ngành khác nhau nên doanh nghiệp càng gặp khó.


Doanh nghiệp thủy sản vẫn đang khát vốn, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Đó là chưa kể những khoản tiền "bôi trơn" khi xuất khẩu. Đơn cử như sang thị trường Nga, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, tình trạng phải mất chi phí "bôi trơn" để vào Nga đã gây ra những thiệt hại lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp thuỷ sản còn phải gánh chịu về việc tăng cước phí vận tải biển, các loại phụ phí vô lý của các hãng tàu nước ngoài…

Điều đáng nói, trong khi còn nhiều điểm vướng chưa khơi thông, thì số doanh nghiệp thuỷ sản co cụm hoạt động, lâm cảnh nợ nần, tuyên bố phá sản vẫn còn khá lớn, nhất là tại ĐBSCL. Như tại An Giang, từ đầu năm đến nay, có đến 21 nhà máy chế biến cá tra, thuộc loại lớn đã giảm công suất thê thảm và sa thải công nhân hàng loạt, thậm chí ngưng hoạt động do làm ăn không hiệu quả. Còn tại Đồng Tháp, tính đến nay đã có tới 160 doanh nghiệp thuỷ sản tạm ngưng hoạt động, chính thức giải thể. Nhiều DN dù vẫn duy trì hoạt động, nhưng công suất chỉ còn 30%, thậm chí còn 10%. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…

Nhìn chung, với những khó khăn vướng mắc như đã nêu, rõ ràng nếu muốn trụ vững thì các doanh nghiệp thuỷ sản không thể "tự bơi" mà cần sự sớm vào cuộc tháo gỡ của các cơ quan quản lý nhà nước để các doanh nghiệp có đủ "sức đề kháng" khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải
-------------------------------
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các chương trình tín dụng hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu thủy sản theo quy định hiện hành, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thời báo Kinh Doanh, 26/08/2015
Đăng ngày 01/09/2015
Thế Vinh
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 19:25 26/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 19:25 26/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 19:25 26/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 19:25 26/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 19:25 26/10/2024
Some text some message..