Xuất khẩu thủy sản khu vực ĐBSCL có thể đạt 6,5 tỷ USD

Trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể đạt khoảng 6,5 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết  tại Hội thảo Xúc tiến đầu tư trong lĩnh thủy hải sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra ngày 25/10 tại TP. Cần Thơ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong những năm qua ngành thủy sản của khu vực có mức tăng trưởng ổn định, sản lượng nuôi trồng chiếm 65% so với cả nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu thủy sản của khu vực ĐBSCL đạt 4,5 tỷ USD, tăng 4,3%, sản lượng tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 6%, nuôi trồng tăng 3%. xuất khẩu thủy sản của khu vực ĐBSCL có thể đạt khoảng 6,5 tỷ USD trong năm 2012, hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá của Việt Nam tiếp tục đứng vào nhóm 10 quốc gia xuất khẩu lớn nhất của thế giới.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ Trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, vùng ĐBSCL không chỉ là vùng đất đai màu mỡ mà còn có hàng triệu ha mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở đây còn rất lớn, do đó việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tập trung khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có là rất cấp bách và cần thiết.

Theo Bộ NNPTNT, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy, hải sản của cả nước giai đoạn 2012-2020 là 60.000 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương hơn 26.000 tỷ đồng, vốn đối ứng của địa phương gần 7.000 tỷ đồng, kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư 27.000 tỷ đồng.  Vốn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng chiếm đến 44,6%, đầu tư vào chế biến chiếm gần 33%, đầu tư vào khai thác chiếm 18,6%, còn lại là đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành thủy sản.

Thực tế thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản của cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL trong thời gian qua còn khiêm tốn. Riêng đối với đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực thủy sản chỉ đạt khoảng 70 dự án với 310 triệu USD, hầu hết các dự án đều có quy mô vốn nhỏ khoảng hơn 4 triệu USD.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản tại vùng ĐBSCL do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ NNPTNT phối hợp tổ chức là diễn đàn để các địa phương trong vùng giới thiệu tiềm năng lợi thế, dự án mời gọi đầu tư đến các nhà đầu tư. Đây cũng là dịp để các địa phương thảo luận liên kết để cùng nhau vực dậy tiềm năng phát triển lĩnh vực thủy sản của cả vùng. Trong đó TP.Cần Thơ được xem như trung tâm kết nối và hỗ trợ cho các tỉnh về khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại…thông qua mô hình Trung tâm nghề cá đặt tại TP.Cần Thơ.

Chinhphu.vn
Đăng ngày 25/10/2012
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:37 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:37 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:37 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:37 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:37 16/11/2024
Some text some message..