Đảm bảo sự sống còn của loài rùa đặc hữu Trung bộ

Rùa Trung bộ (tên khoa học là Mauremys annamensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm, chỉ sống ở các vùng đất ướt như ao, hồ, các dòng suối tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Rùa Trung bộ
Rùa Trung bộ. (Ảnh: biolib.cz)

Kể từ cuối những năm 1980, quần thể rùa Trung bộ trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép. Gần đây, tình trạng nhân nuôi rùa Trung bộ vì mục đích thương mại chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu gom loài rùa này từ tự nhiên ngày càng tăng.

Đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng

Mới đây, tại lễ trao 71 cá thể rùa Trung bộ trở về từ Vườn thú Rottherdam (Hà Lan) và Vườn thú Munster (Đức) cho Trung tâm Bảo tồn rùa (vườn Quốc gia Cúc Phương), Điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP), ông Tim McCormack chỉ ra rằng: Rùa Trung bộ đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Sự tồn tại của chúng phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý các cá thể được nhân nuôi, sinh sản và tăng cường bảo vệ số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên, bảo vệ môi trường sống của chúng. Các cơ quan chức năng và Nhà nước quản lý chặt chẽ cùng với sự ủng hộ của cộng đồng là những yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của loài rùa Trung bộ trong tự nhiên.

Các kết quả khảo sát cho thấy loài rùa Trung bộ từng phân bố trên địa bàn các tỉnh từ Đà Nẵng tới Phú Yên cho thấy, các quần thể rùa Trung bộ trong tự nhiên đã biến mất trên hầu hết các khu vực từng phân bố trước đây. Một số ít quần thể rùa Trung bộ còn lại được tìm thấy trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên. Sự tồn tại của các quần thể này có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo tồn loài rùa Trung bộ. Quảng Ngãi hiện được xác định là địa phương có môi trường tự nhiên phù hợp nhất cho loài rùa Trung bộ.

Ông Bùi Đăng Phong, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn rùa (Vườn Quốc gia Cúc Phương) cho biết: Việt Nam có khoảng 30 loài rùa, chiếm 1/10 tổng số loài rùa trên thế giới. Trong đó có 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt với 3 loài rùa đặc hữu. Rùa Trung bộ được bảo vệ trong nhóm IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP – nhóm các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ rùa Trung bộ trái phép là vi phạm pháp luật. Rùa Trung bộ không phân bố trong bất kỳ khu bảo tồn thiên nhiên nào nên việc bảo vệ loài này gặp rất nhiều khó khăn.

Trong thập kỷ vừa qua, chỉ có 8 cá thể rùa Trung bộ bị tịch thu và được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ, trong đó có 6 cá thể được thu giữ ở tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 1/2009 và 2 cá thể ở tỉnh Khánh Hòa vào tháng 5/2013.

Phục hồi loài rùa Trung bộ trong tự nhiên

Để tăng cường công tác bảo tồn loài rùa này, ông Tim McCormack cho rằng, hiện nay cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức phi chính phủ tại các tỉnh trọng yếu nhằm phát triển chương trình phục hồi quần thể, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chúng ở môi trường tự nhiên.

Ông Tim McCormack cho biết: Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi và UBND các cấp thành lập khu bảo tồn môi trường sống cho loài rùa Trung bộ và Trung tâm nhân nuôi bảo tồn rùa Trung bộ tại huyện Bình Sơn. Đây là bước tiến tích cực và quan trọng nhằm đảm bảo sự sống còn của loài rùa Trung bộ trong tự nhiên.

Trước đó, Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á thuộc Vườn thú Cleveland Metroparks (Hoa Kỳ) đã phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương mở khóa đào tạo kỹ năng nghiên cứu thực địa về rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam lần thứ VII, năm 2012. Mục đích của khóa học là trang bị cho các học viên là những nhà khoa học trẻ, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học các trường đại học ở Việt Nam những kiến thức cơ bản về các loài rùa và đặc điểm sinh thái của chúng, đồng thời phát triển các kỹ năng nghiên cứu thực địa như kỹ năng điều tra, định loại loài, kỹ năng đo đạc, ghi chép dữ liệu và thực hành các phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, các học viên cũng được tìm hiểu những mối đe dọa tới các loài rùa của Việt Nam và vai trò của Việt Nam đối với cuộc khủng hoảng mang tính khu vực mà các loài rùa châu Á đang phải đối mặt.

Sau khóa học, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á ưu tiên cho các học viên thực hiện những dự án nghiên cứu nhỏ (kéo dài từ 2 đến 3 tuần). Cán bộ nghiên cứu thực địa của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á hỗ trợ học viên thiết kế và thực hiện dự án. Đồng thời, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á cũng hỗ trợ kinh phí thực hiện những dự án này../.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 31/08/2013
Nguyễn Hồng Điệp
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 05:00 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 05:00 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 05:00 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 05:00 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 05:00 08/11/2024
Some text some message..