5 mô hình nuôi tôm hiệu quả tại Long An

Các mô hình mang lại hiệu quả giúp thay thế cho hình thức nuôi tôm truyền thống vốn có năng suất thấp, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh.

5 mô hình nuôi tôm hiệu quả tại Long An
5 mô hình nuôi tôm hiệu quả tại Long An. Nguồn TCTS

1. Nuôi đa cấp

- Người nuôi chuẩn bị riêng ao ương tôm giống khoảng thời gian 30 - 40 ngày. Sau đó chọn lọc, loại bỏ những tôm còi và tiến hành bố trí sang ao nuôi thương phẩm chính thức. Tuy nhiên, cần lưu ý phương pháp thu và vận chuyển tôm giống để hạn chế tình trạng bị stress khi san ao.

- Ưu điểm: Chủ động được mật độ thả nuôi, chọn lọc giống tốt, rút ngắn thời gian nuôi và giảm thiểu được mức độ ô nhiễm. Ngoài ra, khi nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ khoảng 100 con/m2, có thể tiến hành thu tỉa 50% số lượng ở giai đoạn 75 - 90 ngày để bán “tôm ôxy” cho tiêu thụ nội địa. Sau đó, tiếp tục nuôi số lượng còn lại để đạt size lớn, đạt yêu cầu xuất khẩu.

2. Nuôi bằng nguồn nước giếng khoan tầng nông, độ mặn thấp

- Một số vùng khi khoan ở độ sâu 30 - 50 m thì nguồn nước tầng nông này có độ mặn 5 - 8‰; độ kiềm khoảng 150 - 200 mg/l; pH: 6,0 - 6,5.

- Cấp nguồn nước giếng tầng nông vào 1 ao nhỏ trong thời gian khoảng 10 - 14 ngày, lắng lọc tự nhiên để giảm bớt hàm lượng kim loại nặng, gia tăng khả năng khuyếch tán ôxy vào trong nước.

- Sau đó cấp vào ao lắng và tiến hành xử lý:

+ Vôi, Dolomite để nâng độ pH

+ EDTA để xử lý giảm hàm lượng kim loại nặng

+ Diệt khuẩn

+ Gây màu nước

+ Cấp nước vào ao nuôi: Nên cấp bổ sung thêm 30% lượng nước ngọt để góp phần giảm độ kiềm, độ cứng của nước.

- Tôm giống phải được chọn lọc, thuần dưỡng hạ độ mặn, đạt kích cỡ trước khi thả nuôi.

- Ưu điểm: Chủ động mùa vụ nuôi để được giá bán cao; hạn chế ô nhiễm, mầm bệnh từ hệ thống kênh, rạch ra tự nhiên.

3. Tái sử dụng nước cũ

- Trước tình hình ô nhiễm công nghiệp và ô nhiễm sinh hoạt, đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản. Nhiều trường hợp khi cấp nước trực tiếp vào ao nuôi thì tôm có hiện tượng bị ngộ độc, bị sốc do hàm lượng độc tố trong nước quá cao. Ý tưởng tái sử dụng nước đã được thử nghiệm và thực tế đang được áp dụng tương đối đạt kết quả tốt tại Long An.

Cụ thể:

- Khi thu hoạch tôm, tái sử dụng 2/3 lượng nước tầng mặt và tầng giữa được giữ lại, cấp sang ao khác qua hệ thống túi lọc, cấp thêm nước mới từ bên ngoài (khoảng 20 - 30%)

- Tiến hành xử lý diệt khuẩn mạnh trong thời gian tối thiểu là 30 ngày (Liều lượng gấp 2 - 3 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

- Trước khi sử dụng nguồn nước này cho vụ nuôi tiếp theo, tiến hành xử lý đúng theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn. Kiểm tra chất lượng, màu nước ổn định và cấp vào ao nuôi.

- Chọn giống tốt và tiếp tục thả nuôi.

4. Nuôi kết hợp + luân canh tôm sú - tôm càng xanh

Trước đây, sau khi thu hoạch tôm sú, tôm thẻ chân trắng tiến hành vệ sinh, cải tạo ao để tiếp tục nuôi 1 vụ tôm càng xanh bằng nguồn giống nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay việc tuyển chọn tôm càng xanh bố mẹ trong tự nhiên dễ dàng, chọn các vùng có độ mặn 10 - 15‰ là có khả năng tự sản xuất tôm càng xanh giống để đáp ứng nhu cầu nuôi tại nông hộ.

Cụ thể:

- Các ao được thiết kế, xây dựng và cải tạo như ao nuôi chuyên tôm hoặc nuôi theo mô hình tôm - lúa.

- Nguồn nước cấp vào ao qua hệ thống lắng, lọc nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn các loài giáp xác, cá dữ và ấu trùng của chúng vào ao.
- Sau khi tiến hành các khâu xử lý nguồn nước đạt yêu cầu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm càng xanh thì tiến hành lựa chọn tôm càng xanh bố mẹ ngoài tự nhiên đang ôm trứng ở giai đoạn IV thả vào ao nuôi (Số lượng từ 30 - 50 cặp bố mẹ đáp ứng cho 1 ao nuôi, diện tích 5.000 m2).

- Tốt nhất nên bố trí tôm càng xanh bố mẹ sinh sản trong ao lắng, dễ chăm sóc, quản lý và chủ động mật độ khi thả vào ao nuôi (1 - 2 con/m2).

- Số trứng này sẽ nở và phát triển trong ao, Sau thời gian 35 - 45 ngày trở thành nguồn giống tự nhiên để nuôi thương phẩm.

- Năng suất đạt 200 - 400 kg/ha; Lợi nhuận ổn định từ tôm càng xanh là 30 - 50 triệu đồng/ha.

Mô hình này phù hợp với những vùng nuôi có độ mặn dao động theo mùa lớn. Thời điểm độ mặn đạt cao (10 - 15‰) thì tiến hành thả giống bố mẹ. Trong quá trình ương nuôi, độ mặn giảm dần sự thích ứng và quá trình phát triển của ấu trùng. Đến giai đoạn giống lớn, nguồn nước trong ao có độ mặn rất thấp hoặc ngọt hóa hoàn toàn rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh và đặc biệt thích hợp cho mô hình tôm - lúa.

5. Nuôi ghép cá rô phi

Mô hình nuôi có quản lý (nuôi lồng hoặc sử dụng lưới bao ở khu vực trung tâm) trong ao tôm cũng là một biện pháp sinh học mang lại hiệu quả tốt; Sử dụng trùn quế làm thức ăn bổ sung góp phần ổn định đường ruột, tăng trưởng tốt, giảm hệ số thức ăn đang được áp dụng tại Long An.

TCTS
Đăng ngày 09/06/2017
Phạm Phú Hùng - Trung tâm Khuyến nông Long An
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 07:02 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 07:02 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 07:02 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 07:02 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 07:02 12/10/2024
Some text some message..