8 loại cá biển giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Cá là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein và chất béo lành mạnh. Trong các loại cá thì cá biển chứa nhiều dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là omega-3.

Cá biển
Cá biển chứa nhiều khoáng chất và axit béo omega-3

Vì sao nên ăn cá thường xuyên?

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên chúng ta nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3. Lý do cá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đó là nguồn protein quý, có đủ các các axit amin cần thiết, chứa nhiều vitamin A, D, và chất béo lành mạnh. Thịt của cá thơm ngon, dễ nấu chín, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.

Theo BS. Trần Thị Bích Nga, chuyên gia dinh dưỡng, omega-3 là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể và bộ não. Bộ não sử dụng omega-3 để xây dựng tế bào não và tế bào thần kinh, làm giảm các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ do tuổi tác.

Cá cũng là thực phẩm rất tốt đối với hệ tim mạch. Omega-3 trong cá giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm tắc nghẽn mạch máu.

Nghiên cứu cho thấy, những người ăn cá thường xuyên có ít nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim. Cá cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D, chất dinh dưỡng quan trọng rất dễ bị thiếu hụt.

Những loại cá biển giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Trong các loại cá thì cá biển có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như: vitamin A, D, canxi, photpho, clo, natri, fluo, đồng, kẽm, i-ốt... Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá cơm… chứa nhiều omega 3.

Cá hồi

Tất cả các loại cá hồi đều chứa axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch. Loại cá này cũng là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào. Nó cũng rất giàu magiê, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Cá hồi rất giàu protein và ít calo, do đó ăn cá hồi thường xuyên có thể giúp giảm cân lành mạnh.

Cá hồi đánh bắt tự nhiên có xu hướng chứa nhiều omega-3 và vitamin hơn và ít chất béo bão hòa hơn. Tuy nhiên cá hồi tự nhiên thường có số lượng ít nên cá hồi nuôi theo tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt.

Cá cơm

Cá cơm là loài cá nhỏ, thân mảnh, sống gần các vùng ven biển. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng cá cơm rất giàu dinh dưỡng. Chúng chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin như A và D và là nguồn axit béo omega-3 chuỗi dài rất có lợi cho cơ thể.

Cá da trơn

Cá da trơn có thể sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Đây là nguồn cung cấp axit béo omega 3 tốt cho não, tim, hệ miễn dịch và mắt. Cá da trơn cung cấp nhiều vitamin B12, giúp cơ thể tạo ra DNA và giữ cho các tế bào máu hoạt động bình thường.

Cá trích

Thịt cá trích rất mềm và rất giàu protein cũng như canxi tốt cho cơ bắp và hệ xương chắc khỏe. Ngoài axit béo omega-3, lượng vitamin A và vitamin D trong cá trích rất quan trọng cho sức khỏe sức khỏe tổng thể.

Gỏi cá tríchGỏi cá trích. Ảnh: Cakho1nang.com

Cá thu

Cá thu không chỉ giàu axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa mà còn ít chất béo bão hòa. Do đó, ăn loại cá này giúp làm giảm nguy cơ biến chứng tim như đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau tim và rối loạn nhịp tim.

Nó cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm mỡ nội tạng. Cá thu còn chứa các hợp chất chống viêm giúp giảm đau khớp và cứng cơ ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Cá ngừ

Cá ngừ không chỉ là một trong những loại cá được tiêu thụ phổ biến nhất mà còn là một trong những loại cá bổ dưỡng nhất chứa một lượng lớn selen, vitamin B12 và axit béo omega-3.

Cá mòi

Cá mòi là loại cá có nhiều axit béo omega-3, protein, canxi, magiê, phốt pho, kẽm… Loại cá này còn chứa nhiều vitamin B12 tốt cho tim và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài canxi, chúng cũng có một lượng lớn vitamin D rất cần thiết cho xương khỏe mạnh.

Cá tuyết

Cá tuyết là một nguồn axit béo omega-3 và omega-6 tốt. Nó cũng giàu vitamin B12 và B6 cũng như vitamin E, A và C. Đồng thời cung cấp phốt pho, kali, selen và các khoáng chất vi lượng khác cho cơ thể. Loài cá này cũng rất nạc và ít calo, khiến nó trở thành một trong những loại cá tốt nhất để giảm cân.

Lựa chọn cá thế nào để đảm bảo an toàn?

Cá biểnCá biển tuy chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa lượng thủy ngân kim loại cao

Cá biển tuy chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng nhiều loài cá có chứa hàm lượng thủy ngân kim loại cao. Thủy ngân là một chất gây ô nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ô nhiễm làm tăng mức thủy ngân trong các đại dương và lượng thủy ngân này được cá tiêu thụ và chuyển hóa thành một chất độc gọi là metyl thủy ngân.

Ngoài chất độc metyl thủy ngân gây ảnh hưởng thần kinh, cá cũng có thể chứa chất độc gọi là polychlorinated biphenyls, một loại hóa chất nhân tạo bị thải bỏ trong các vùng nước.

Các loài cá ở vị trí cao trong chuỗi thức ăn sẽ tiêu thụ các loài cá bị ô nhiễm khác, do đó làm tăng mức thủy ngân của chúng. Đó là lý do tại sao tốt nhất nên chọn những con cá nhỏ hơn, ở vị trí thấp hơn trong chuỗi thức ăn để ăn. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá kiếm, cá thu lớn, cá ngừ lớn…

Đối với cá nuôi nếu không được nuôi theo đúng tiêu chuẩn cũng có thể chứa hormone tăng trưởng, thuốc kháng sinh… Do đó nên chọn cá được nuôi theo tiêu chuẩn và được chứng nhận an toàn.

Nên chọn cá tươi, tốt nhất là nên nấu chín. Thận trọng với các món sử dụng cá sống như sashimi, sushi… Cách ăn này tuy rất ngon miệng nhưng có thể ẩn chứa nhiều rủi ro vì cá sống có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác gây hại cho sức khỏe.

Báo Sức Khỏe Đời Sống
Đăng ngày 21/05/2023
Thu Phương
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 14:42 25/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 14:42 25/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 14:42 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 14:42 25/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 14:42 25/10/2024
Some text some message..