Cà Mau: Người nuôi tôm “khát” vốn nhiều hồ nuôi bỏ trống

Để nâng cấp, mở rộng mô hình nuôi tôm theo hướng siêu thâm canh, đòi hỏi người nuôi tôm phải có vốn đầu tư rất lớn. Nếu chỉ trông cậy vào vốn tự có mà không có nguồn vốn vay từ ngân hàng thì nông dân không thể kham nổi. Trái lại, do tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp càng tăng, nên các ngân hàng thương mại trong tỉnh rất thận trọng và khắt khe khiến nhiều diện tích nuôi tôm phải bỏ trống.

người nuôi tôm, nuôi tôm
Tại huyện Đầm Dơi, nhiều ao, đầm nuôi tôm bị bỏ trống.

Theo đó, các ngân hàng thương mại trong tỉnh không còn mặn mà với cho vay sản xuất nông nghiệp. Người dân nuôi tôm công nghiệp theo kiểu truyền thống, trước đó đã cầm cố quyền sử dụng đất (sổ đỏ), những giấy tờ có giá khác nên hiện tại muốn vay thêm để chuyển sang mô hình nuôi tôm trải bạt cũng không được.

Khó ở sổ đỏ

Trên thực tế, những năm gần đây, người dân rất khó tiếp cận, thậm chí gần như không tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng do đã vay nợ ngân hàng từ trước đó. Khó lại thêm khó, ông Nguyễn Chí Khanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, than thở: “Hiện tôi đang thực hiện mô hình nuôi tôm trải bạt diện rộng. Tuy là phương án khả thi, có lợi nhuận thấy được trong tương lai, thế nhưng, sổ đỏ của gia đình đã thế chấp, đưa phương án sản xuất để thuyết phục ngân hàng cho vay thêm là rất khó”.

Trong khi người nuôi tôm với diện tích lớn còn than vãn, thì những người nuôi nhỏ lẻ còn khó tiếp cận vốn hơn nhiều. Ông Nguyễn Văn Tô có 2 đầm nuôi tôm công nghiệp ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, đầu tư nuôi tôm công nghiệp mỗi héc-ta cần vốn lên đến vài trăm triệu đồng. Đó là chỉ tính chi phí đầu tư trực tiếp từ lúc thả cho tới lúc thu hoạch, không tính tiền lót bạt, máy móc ban đầu. Trước đó, ông đã vay 200 triệu đồng để đầu tư, nay không còn gì để thế chấp nữa.

Chính phủ đã có Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (gọi tắt là Nghị định 55) để hỗ trợ người dân vay vốn. Thế nhưng, ông Trần Thanh Thắng, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng NN&PTNT huyện Phú Tân, cho biết: “Theo Nghị định 55, cho vay tín chấp lên đến 100 triệu đồng, cộng thêm phần vay thế chấp có thể hỗ trợ chi phí nuôi cho bà con. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, hầu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người nuôi tôm đã nằm ở ngân hàng hết rồi. Mặc dù là cho vay tín chấp, không làm thủ tục như thế chấp, nhưng cái khó là người nuôi phải gửi quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nguồn gốc đất canh tác cho ngân hàng”.

Đầu tư gián tiếp

Trước đây, nông dân chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm thì toàn bộ sổ đỏ đều nằm cả trong ngân hàng. Họ có cùng tâm lý, dù sản xuất có mang lại lợi nhuận hay thua lỗ thì họ vẫn không trả nợ, vì họ nghĩ đây là khoản đầu tư sản xuất của Nhà nước thì không thu hồi vốn (?).

người nuôi tôm, đầm nuôi tôm bị bỏ trống, nuôi trồng thủy
Gặp khó về vốn, nhiều nông dân không có khả năng tái đầu tư sản xuất.

Do lối suy nghĩ lệch lạc đó, đến nay, ngoài Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Cà Mau hỗ trợ người dân vay trực tiếp, còn lại những ngân hàng thương mại trong tỉnh đều ngán ngẩm. Nay người dân muốn tái cơ cấu chuyển đổi sang hình thức siêu thâm canh không phải là chuyện dễ dàng gì.

Không những vậy, những hộ nuôi tôm trong tỉnh đều có tâm lý chung, nếu thông qua đại lý thì các khoản đầu tư như con giống, thức ăn, thuốc thuỷ sản, các dụng cụ máy móc... sẽ thanh toán sau khi thu hoạch tôm, nếu có thất cũng được vay tiếp. Do những hộ nuôi tôm vốn rất ít, không nguồn tín dụng hỗ trợ, nên phải dựa vào nhà phân phối. Trong khi đây là nguồn tín dụng mà mức chi phí tài chính rất cao, họ sẵn sàng trả với giá cao để được đại lý đầu tư toàn bộ.

Ông Trần Thế Hùng, Trưởng Phòng Bán lẻ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh Cà Mau, cho biết: “Theo tôi, vướng mắc lớn nhất hiện nay khi tiếp cận vốn tín dụng là người nuôi không còn sổ đỏ, tài sản thế chấp khác lại không có. Mức độ rủi ro cao khiến ngân hàng không dám giải ngân".

Nói rõ hơn, các ngân hàng thương mại rất ngại cho hộ nuôi tôm vay trực tiếp là vì đa phần người nuôi không có tài sản thế chấp, kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh chưa có, vừa làm vừa học hỏi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Vì thế, thay vì cho từng hộ nuôi vay trực tiếp, ngân hàng cho vay gián tiếp thông qua đại lý. Thấy vậy, các đại lý cung ứng thức ăn, vật tư đầu vào cũng khá linh hoạt, nhạy bén cũng chẳng kém các ngân hàng thương mại.

Thực tế ở Cà Mau cho thấy, mô hình nuôi tôm trải bạt hiện nay mang lại hiệu quả rất cao, nếu có đủ vốn, kỹ thuật nuôi thì tỷ lệ thành công đạt trên 80%. Thế nhưng, hiện tại mô hình này vẫn chưa được nhân rộng, do người nuôi còn thiếu vốn, kỹ thuật nuôi đa phần tự tìm hiểu.

Ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết: “Ưu điểm của mô hình nuôi này là giữ nước tốt, dễ gom chất thải vào giữa ao để xử lý nhanh và hiệu quả, kiểm soát tốt môi trường nước trong ao, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hoá chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy. Tăng vòng quay ao nuôi, tăng hiệu quả suất đầu tư. Mỗi năm có thể nuôi trên 3 vụ. Thế nhưng, vấn đề khó khăn trước mắt của nông dân là vốn và kỹ thuật nuôi chưa được giải quyết”.

Nguồn tiền vay ngân hàng không thiếu...

Để đồng hành cùng người nuôi tôm, những năm gần đây, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cà Mau đẩy mạnh cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất với nhiều ưu đãi cũng như thủ tục, hỗ trợ khách hàng.

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Trưởng Phòng Nghiệp vụ khách hàng cá nhân, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cà Mau, cho biết: "Theo quy định về thế chấp vay vốn đối với người nuôi tôm, một trong những điều kiện cần và đủ là những giấy tờ chứng minh tài sản, cụ thể là sổ đỏ. Trường hợp không chứng minh được tài sản trên đất thì hộ vay phải nhờ chính quyền địa phương xác nhận tài sản. Đây là trở ngại đối với nông dân nuôi tôm trong tỉnh, do đa số sổ đỏ đã nằm hết trong ngân hàng".

Ông Huỳnh Minh Nhựt cho rằng: “Hiện nguồn vốn của ngân hàng không thiếu, đang chờ nông dân đến vay. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ không vay được vốn là do còn thiếu nợ cũ chưa trả, nợ tồn đọng kéo dài nên không thể cho vay tiếp. Đối với những hộ nuôi có phướng án kinh doanh khả thi thì ngân hàng sẵn sàng xem xét có thể tiếp tục cho vay thêm, giúp người dân có điều kiện vượt qua khó khăn”.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống ở mức 6,5 %/năm đối với vay dưới 12 tháng. Để mở rộng khả năng tiếp cận vốn của nông dân, Ngân hàng NN&PTNT Cà Mau lên kế hoạch ký thoả thuận với Hội Nông dân và Hội LHPN để đẩy mạnh cho nông dân vay vốn. Mục tiêu là phục vụ bà con nông dân tốt hơn và sử dụng nguồn vốn thật sự hiệu quả.

Ông Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mới phát triển mạnh vào đầu năm 2016. Qua thời gian nuôi, hiệu quả mô hình này khá cao, tỷ lệ nuôi thành công trên 80%, năng suất từ 40-50 tấn/ha/vụ, mỗi năm có thể nuôi 3-4 vụ. Hiện nay, người nuôi tôm rất quan tâm đến mô hình này. Các chuyên gia về nuôi thuỷ sản cho rằng, đây là mô hình đột phá, rất có triển vọng để phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng, nhất là điện; nguồn vốn đầu tư khá lớn nhưng khả năng huy động trong dân còn hạn chế; trình độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ của người dân còn thấp nên việc đẩy mạnh phát triển mô hình này thời gian qua còn chậm.

 

Báo Cà Mau
Đăng ngày 09/08/2017
Việt Mỹ
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 00:35 05/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 00:35 05/02/2025

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 00:35 05/02/2025

Tổng hợp 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất mà bạn nên biết

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp sinh động cho không gian sống mà còn giúp thư giãn hiệu quả, xua tan những căng thẳng trong cuộc sống bận rộn hiện đại. Đối với người mới, việc chọn loài cá cảnh phù hợp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu thú vui này. Dưới đây là 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất, vừa khỏe mạnh, vừa dễ chăm sóc, giúp bạn tạo nên một bể cá ấn tượng và đẹp mắt.

Các loài cá cảnh
• 00:35 05/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 00:35 05/02/2025
Some text some message..