Khung Lịch thời vụ nuôi tôm 2016 ở Sóc Trăng và những điều cần lưu ý

Nhằm hạn chế ảnh hưởng của El Nino và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong vụ tôm nước lợ năm 2016, Chi Cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng yêu cầu người nuôi tôm nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thả tôm với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thả giống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường, nếu tình hình khả quan thì tiếp tục thả giống.

Lịch thời vụ nuôi tôm Sóc Trăng
Khung Lịch thời vụ nuôi tôm 2016 ở Sóc Trăng và những điều cần lưu ý.

Năm 2015, Sóc Trăng thả nuôi hơn 46.260 ha tôm nước lợ, vượt 2,81% kế hoạch năm và giảm 1,05% so với năm 2014. Do lịch thời vụ không đồng bộ, tác động bất lợi thời tiết, môi trường, nên tôm nuôi bị thiệt hại và mất trắng hơn 11.000 ha, tập nhiều tại các khu vực nuôi thâm canh, bán thâm canh ở các vùng trọng điểm của thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và Cù Lao Dung. Hiện người nuôi tôm trong tỉnh đang gấp rút thu hoạch vụ tôm cuối năm, để kịp chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Theo đó căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu và đặc điểm sinh học thủy sản trên địa bàn tỉnh, các báo cáo về nuôi trồng thủy sản, kết quả quan trắc môi trường nước trong những năm qua và dự báo tình hình thời tiết, các yếu tố môi trường nước trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo và thông báo lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn mùa vụ 2015 – 2016. Ông Phan Văn Hà – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Vụ thả tôm năm nay, thời điểm thích hợp nhất là từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 2/2016. Hiện nay do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài và không khí lạnh ở miền Bắc tràn về nên nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, độ mặn giao động từ 2‰ đến 5‰. Do đó ngành chức năng khuyến cáo người nuôi tôm không nên nóng vội mà phải chọn thời điểm thích hợp nhất để thả tôm”.

Cụ thể: Người nuôi tôm sú thả giống từ ngày 01/05 đến 30/09/2016. Đối với tôm thẻ chân trắng, thả nuôi đợt 1 từ 01/12/2015 đến 28/02/2016; đợt 2 từ 01/05 đến 30/09/2016. Lưu ý theo dự báo độ mặn sẽ tăng cao từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 và cao nhất là vào đầu tháng 3/2016. Vào thời gian này thời tiết ít mưa, nắng nhiều, vào cuối tháng 4 bắt đầu chuyển mùa, những cơn mưa giông xuất hiện nhiều hơn với lượng mưa khá lớn. Do đó khoảng từ đầu tháng 3 đến hết tháng 4 là thời gian có nhiều bất lợi với tôm nuôi, nhất là khi tôm ở giai đoạn từ 1 – 1,5 tháng tuổi. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con tạm dừng thả giống từ đầu tháng 3 đến hết tháng 4, để hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.

Những điều cần lưu ý: Tính theo khung lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ 2016, toàn tỉnh đã thả nuôi được 220,2 ha, chủ yếu tập trung ở huyện Cù Lao Dung. Trong năm qua, Cù Lao Dung có hơn 100 ha tôm bị chết trên tổng số gần 1.700 ha thả nuôi. Qua kết quả của Chi Cục Thú y thu mẫu xét nghiệm, đa số tôm chết do bị bệnh hoại tử gan tụy, còn lại là bị bệnh đốm trắng, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu. Theo đánh giá, tôm dễ bị nhiễm bệnh do tác động xấu từ thời tiết và môi trường, làm giảm sức đề kháng của tôm, cộng thêm giá tôm nguyên liệu trong năm 2015 giảm thấp so với năm 2014, nên toàn huyện chỉ có khoảng 25% hộ nuôi có lãi, còn lại là huề vốn hoặc bị lỗ. Ông Lý Văn Luyện – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Ân 1, cho biết: “Trong vụ nuôi tôm 2015, do bà con trong xã chưa tuân thủ đúng lịch thời vụ thả giống, chất lượng con giống kém, nên đã ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi cuối vụ, nhiều hộ còn bị lỗ vốn”.

cung cấp đủ oxy ao nuôi
Trong điều kiện thời tiết ngày nắng nóng, đêm lạnh nhiều người nuôi tôm cần cung cấp đủ lượng oxy trong ao nuôi.

So với các địa phương trong tỉnh, huyện Cù Lao Dung bắt đầu vụ nuôi tôm năm 2016 sớm hơn. Hiện các ao tôm được khoảng 1 tháng tuổi, là giai đoạn tôm nhạy cảm với những tác động của môi trường. Thời tiết từ đây đến Tết Nguyên đán nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao, độ mặn trên các sông không ổn định, nên ngay từ đầu vụ, ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo bà con cần tính toán thời gian thả giống hợp lý, nên thả thăm dò là cách tốt nhất. Ông Đồ Văn Thừa – Phó Phòng NN và PTNT huyện khuyến cáo: “Năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều. Nên khung lịch thời vụ theo khuyến cáo của Ngành Nông nghiệp là: Tôm thẻ chân trắng thì bà con nên thả giống ngay từ đầu tháng 1/2016 đến ngày 28/2. Ngoài ra cơ sở cung cấp con giống, thuốc hóa chất cho nuôi tôm ngày càng nhiều nên bà con cần phải thận trọng khi lựa chọn con giống và thức ăn cho tôm để hạn chế thiệt hại”.

Theo báo cáo, tổng sản lượng tôm nuôi của Sóc Trăng năm 2015 đạt trên 96.300 tấn, cao hơn năm 2014 khoảng 6.000 tấn, tuy nhiên chỉ đạt 97% kế hoạch năm. Trong năm 2016, Ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung hỗ trợ giúp nông dân nuôi tôm thành công, bên cạnh đó từng bước phát triển lĩnh vực thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, lưu ý hộ nuôi tôm một số kỹ thuật sau: “Đối với vụ nuôi tôm năm nay bà con vẫn phải áp dụng biện pháp tổng hợp. Cụ thể là nên thả con giống thăm dò, thả với mật độ phù hợp theo khả năng đầu tư và trình độ quản lý của từng hộ. Tuân thủ lịch thời vụ, thường xuyên theo dõi Báo- Đài về cách hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc tôm nuôi. Đối với ao nuôi, bà con nên duy trì mực nước tối thiểu là 8 tấc, vì đây là thời điểm không khí lạnh tràn về, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn. Bà con phải đảm bảo quạt để cung cấp đủ oxy cho tôm và tránh nước bị phân tầng, nếu cần thiết thì nên bón thêm vôi đá với 5kg/1.000 mét khối nước vào khoảng 22 giờ tối”./.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 05/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:09 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:09 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:09 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:09 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:09 20/12/2024
Some text some message..